Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn Báo cáo thuế là gì? Cách làm báo cáo thuế năm 2024 đơn giản
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn |
  • 2658 Lượt xem

Báo cáo thuế là gì? Cách làm báo cáo thuế năm 2024 đơn giản

Báo cáo thuế là thuật ngữ chuyên ngành nhưng được sử dụng khá rộng rãi, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ báo cáo thuế là gì.

Việc hoạch định các kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp, công ty là điều cần thiết để chủ sở hữu có thể phát triển doanh nghiệp của mình tốt nhất. Trong các bản báo cáo tài chính thường hoặc báo cáo thuế thường có các thông tin về thuế doanh nghiệp đang nghĩa vụ chi trả.

Việc nắm bắt các khoản lợi nhuận cũng như các khoản chi trả thực hiện nghĩa vụ tài chính là điều quan trọng trong hoạt động phát triển công ty theo đúng khuôn khổ pháp luật. Vậy thông tin thuế lấy từ đâu và báo cáo thuế là gì đối với doanh nghiệp? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ với Quý độc giả thông qua bài viết dưới đây.

Báo cáo thuế là gì?

Chưa có định nghĩa cụ thể báo cáo thuế là , tuy nhiên có thể hiểu báo cáo thuế là chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, thực hiện hoạt động kê khai hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do đơn vị phát hành là Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Báo cáo thuế được xem là công cụ quản lí của cơ quan thuế nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế cần nắm bắt rõ các quy định pháp luật về làm báo cáo thuế như: thủ tục làm báo cáo thuế, lịch nộp báo cáo thuế, hay các công việc cần làm để hoàn thiện báo cáo thuế,…

Báo cáo thuế là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Khi đó, trách nhiệm kê khai thuộc về doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp tự làm báo cáo, tự khai và chịu trách nhiệm trước những số liệu mà mình đã khai.

Có hai hình thức làm báo cáo thuế đó là báo cáo bằng văn bản và báo cáo điện tử. Hiện nay hình thức thông báo bằng điện tử được sử dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm mà hình thức này mang lại như tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian.

Làm báo cáo thuế là làm những gì?

Về cơ bản, các loại thuế mà doanh nghiệp cần kê khai và nộp gồm những loại thuế sau:

– Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa;

Thuế tiêu thụ đặc biệt;

– Thuế bảo vệ môi trường;

Thuế môn bài;

Thuế thu nhập cá nhân;

– Thuế giá trị gia tăng;

Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Làm báo cáo thuế là gì? Là kế toán thực hiện khai báo và nộp các khoản thuế trên tới cơ quan quản lí thuế nhà nước. Làm báo cáo thuế sẽ thực hiện theo hai trường hợp đó là: báo cáo thuế hàng tháng và báo cáo thuế bất thường.

Thông thường đây cũng là các băn khoăn của các công ty, doanh nghiệp mới thành lập. Ngoài việc kê khai các thông tin trên, kế toán còn thực hiện các nghiệp vụ như: tạo tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số doanh nghiệp, khai thuế môn bài, chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế.

Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế?

Lịch nộp báo cáo thuế tới cơ quan thuế liên quan đến thời hạn nộp tờ khai theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

– Tờ khai nộp thuế môn bài, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thù được nộp tới cơ quan thuế nhà nước chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.

– Tờ khai thuế Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân,… sẽ có thời hạn nộp tờ khai theo các kỳ kế toán khác nhau.

+ Theo tháng thì tờ khai các loại thuế trên bắt buộc phải nộp chậm nhất là 20 ngày của tháng sau.

+ Theo quý tờ khai được nộp chậm nhất là 30 ngày của tháng đầu tiên của quý sau.

+ Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm cần thực hiện đúng thời hạn, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Cách làm báo cáo thuế

Có hai hình thức báo cáo thuế định kỳ theo tháng hoặc theo quý, tùy từng loại thuế và thời hạn quy định pháp luật.

Lập báo cáo thuế hàng tháng yêu cầu các chứng từ sau:

– Báo cáo thuế thu nhập cá nhân kỳ kê khai tháng.

– Báo cáo thuế thu nhập đặc biệt.

– Báo cáo thuế giá trị gia tăng kỳ kê khai tháng.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định pháp luật..

Phần Lập báo cáo thuế theo quý Luật Hoàng Phi xin chia sẻ cụ thể hơn về các mẫu giấy tờ, hồ sơ theo quy định pháp luật:

– Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng cần có những chứng từ sau:

+ Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào: PL01-2/GTGT.

+ Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra: PL01-1/GTGT.

+ Các bảng kê phụ lục khác nếu có, theo mẫu quy định pháp luật.

– Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân gồm các giấy tờ:

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý kế toán dùng mẫu tờ khai: 02/KK-TNCN theo quý.

+ Tùy theo các trường hợp được khấu trừ thuế theo quy định thì nộp tờ khai theo mẫu  03/KK-TNCN.

– Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý gồm những giấy tờ sau:

+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 01A/TNDN.

+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp  theo quý tại mẫu 01B/TNDN.

Trên đây là bài viết liên quan đến Báo cáo thuế là gì? Cách làm báo cáo thuế năm 2023 đơn giản trong chuyên mục Thuế – Lệ phí – Hóa đơn được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luathoangphi.vn để có thêm thông tin chi tiết.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tiểu mục 1701 là gì?

Mã tiểu mục hay còn gọi là mã nội dung kinh tế (mã NDKT) là mã các khoản thu – chi vào ngân sách nhà nước. Tiểu mục 1701 là...

Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất

Để giúp Quý độc giả thực hiện Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý độc giả theo...

Các loại tờ khai, báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp

Báo cáo thuế, tờ khai thuế doanh nghiệp phải nộp hàng tháng, hàng quý gồm những gì? Khách hàng vui lòng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả...

Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?

Khách hàng tham khảo kỹ quy định pháp luật tại Nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP để trả lời được cho câu hỏi: Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế...

Mã chương 754 năm 2024 là gì?

Chương dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi