Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký thương hiệu nước đóng chai
  • Thứ năm, 02/11/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2182 Lượt xem

Quy trình đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Đăng ký thương hiệu nước đóng chai là việc cần thiết giúp ngăn chặn các doanh nghiệp khác quảng cáo, tiếp thị đưa ra thị trường nước đóng chai bị trùng hoặc giống tương tự gây nhẫm lẫn với sản phẩm nước đóng chai của chính mình.

Khi sản xuất, kinh doanh các loại nước uống đóng chai, doanh nghiệp muốn mang sản phẩm của mình tới người tiêu dùng uy tín, mang một dấu ấn đẵ trưng và không bị nhái hàng thì cần phải đăng ký thương hiệu nước đóng chai.

Vậy Đăng ký thương hiệu nước đóng chai có ý nghĩa gì, hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai cần chuẩn bị những gì? Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Đăng ký thương hiệu nước đóng chai có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của việc đăng ký thương hiệu nước đóng chai như sau:

Đăng ký thương hiệu nước đóng chai là việc cần thiết giúp ngăn chặn các doanh nghiệp khác quảng cáo, tiếp thị đưa ra thị trường nước đóng chai bị trùng hoặc giống tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm nước đóng chai của chính mình. Việc đăng ký thương hiệu sẽ bảo vệ được chính thành quả mà mình đầu tư, uy tín gây dựng.

– Khi đã đăng ký thương hiệu nước đóng chai thì tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng thương hiệu của chính mình hoặc có thể thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp khác để tạo ra nguồn thu nhập.

– Nhờ việc đăng ký thương hiệu nước đóng chai khách hàng sẽ phân biệt được sản phẩm không bị nhầm lẫn với các sản phẩm của thương hiệu khác.

Đăng ký thương hiệu giúp người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp uy tín để sử dụng chứ không sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng từ đó nâng cao uy tín thương hiệu nước đóng chai trên thị trường.

Nước đóng chai là loại mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, việc đăng ký thương hiệu sẽ tạo ra uy tín, khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nước đóng chai thì họ sẽ yên tâm và tin tưởng, sử dụng sản phẩm.

Chính vì những lý do này mà đã được pháp luật luôn  đăng ký bảo hộ thương hiệu, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thương hiệu nước đóng chai lâu dài cho các doanh nghiệp, đảm bảo việc thu nhiều lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam.

Phân nhóm sản phẩm khi đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Ngoài hiểu rõ việc đăng ký thương hiệu nước đóng chai, Luật Hoàng Phi xin phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký thương hiệu đóng chai để Quý độc giả không bị nhầm lẫn, cụ thể như sau:

Khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu nước đóng chai, chủ sở hữu thương hiệu cần chú ý tới việc phân nhóm sản phẩm khi đi đăng ký theo đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp không tìm hiểu kĩ chuẩn bị hồ sơ nộp không đạt yêu cầu mất thời gian, tốn kém công sức, tiền bạc.

Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đi đăng ký thương hiệu nước đóng chai là Nhóm 32: Đồ uống không cồn; đồ uống không cồn có hương vị trà; nước ngọt có ga hương vị trà; đồ uống trái cây; nước giàu vitamin [đồ uống]; đồ uống từ sâm Siberian, không cồn; nước ép nhân sâm (đồ uống), không cồn; chất cô đặc và xi-rô dùng trong pha chế nước ngọt có ga; bột dùng trong pha chế nước ngọt có ga; bột hồng sâm dùng cho đồ uống;

Nước uống dùng trong bữa ăn; đồ uống từ nước ép rau không cồn; đồ uống từ nước ép trái cây không cồn; xi-rô dùng cho nước chanh; đồ uống trên cơ sở mật ong không cồn; chiết xuất từ trái cây không cồn; nước ép trái cây; xi-rô dùng cho đồ uống.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai gồm những gì?

Chuẩn bị hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đăng ký thương hiệu bởi vì nếu hồ sơ sai hoặc chưa đầy đủ sẽ phải sửa đổi, bổ sung theo quy định từ đó dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục này. Để đăng ký thương hiệu nước đóng chai cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký thương hiệu;

– 02 bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh;

– Mẫu thương hiệu và danh mục hàng hóa mang thương hiệu;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Một số tài liệu khác có liên quan đến yêu cầu, nội dung trong tờ khai như chứng nhận thừa kế, ủy quyền việc nộp đơn…

Quy trình đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Bước 1: Chủ sở hữu lên ý tưởng cho thương hiệu nước đóng chai

Để đăng ký thương hiệu cho nước đóng chai trước tiên cần phải lên ý tưởng cho thương hiệu và cần bảo bảo đảm rằng thương hiệu này không được giống với thương hiệu đã được đăng ký.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu 

Khi đã lên ý tưởng thiết kế xong thương hiệu nước đóng chai thì thực hiện tra cứu thương hiệu, kiểm tra xem có bị trùng hoặc giống tương tự với các thương hiệu đã được đăng ký trước đó không. Nếu kết quả kiểm tra có khả năng thì chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Sau khi có kết quả tra cứu nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ thương hiệu sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ theo nội dung đã hướng dẫn ở trên. Nếu trong quá trình soạn thảo hồ sơ gặp những khó khăn cần được tư vấn quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu

Tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu nộp hồ sơ đến trụ sở của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định đơn mới cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nước đóng chai cho chủ sở hữu.

Trong trường hợp đơn hợp lệ thì nộp phí để cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nước đóng chai. Nếu đơn không hợp lệ Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không đáp ứng yêu cầu.

Lưu ý: Cần phải tìm hiểu kỹ thời gian, các bước thẩm định đơn tại Cục sở hữu trí tuệ.

Cách nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai

Hồ sơ đăng ký thương hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Tại Hà Nội: Địa chỉ 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, số điện thoại: (024) 3858 3069.

– Tại Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

– Tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng địa chỉ tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra tổ chức, cá nhân còn có thể nộp đơn theo hình thức trực tuyến, tuy nhiên cần lưu ý rằng điều kiện để nộp đơn trực tuyến là người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký thương hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.

Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Như vậy tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn nộp đơn theo cách thức đã nêu ở trên tuy nhiên chúng tôi khuyên quý khách hàng nên nộp đơn theo hình thức trực tiếp để tránh thất lạc hồ sơ và hạn chế được những rủi ro không đáng có.

Lý do nên chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu, tuy nhiên để lựa chọn được một đơn vị uy tín là điều mà nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm khi thực hiện thủ tục này. Quý khách hàng nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu do Luật Hoàng Phi cung cấp bởi lẽ:

– Là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Luật Hoàng Phi luôn cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ uy tín nhất, hiệu quả công việc cao nhất.

– Chi phí dịch vụ là một trong những điều mà nhiều khách hàng quan tâm tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

– Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin liên quan đến thương hiệu cần đăng ký mọi thủ tục còn lại như tra cứu thương hiệu, soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền sẽ được thực hiện nhanh chóng nhất.

– Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của chúng tôi quý khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian tìm hiểu về thủ tục mà chỉ cần nhận kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về đăng ký thương hiệu nước đóng chai có ý nghĩa gì, hồ sơ đăng ký thương hiệu nước đóng chai cần chuẩn bị những gì mà Luật Hoàng Phi muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn thêm Quý vị liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 0981.378.999.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi