Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1774 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện

Thiết bị điện là những thiết bị, máy móc sử dụng nguồn điện để vận hành và thực hiện các chức năng liên quan đến điện áp như điều chỉnh và thay đổi hoạt động của mạng lưới điện hoặc các thiết bị điện khác.

Trong thời đại phát triển về máy móc – công nghệ, các thiết bị điện có vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực như sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay, có nhiều thương hiệu thiết bị điện cao cấp được sử dụng ở Việt Nam như: Roman; Legrand; Panasonic;…Để sản phẩm thiết bị điện của quý khách có thể cạnh trạnh với các thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý khách cách đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện để quý khách nắm rõ.

đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện

Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện là gì?

Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện là việc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng đối với thương hiệu. Thương hiệu không phải là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tuy nhiên, có thể xếp nó vào đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể để tiến hành đăng ký. Nhãn hiệu thường được cá cá nhân, sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức với nhau, theo đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thường được hiểu là đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên thực chất thương hiệu là khái niệm rộng hơn và bao hàm nhãn hiệu.

Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện dưới góc độ đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị điện. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Lợi ích khi đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện

Hiện nay, trên thị trường không có khá nhiều thương hiệu thiết bị điện tuy nhiên những thương hiệu này đã được người tiêu dùng tin tưởng và có vị trí trên thị trường, do đó để sản phẩm của mình “tồn tại” lâu dài, việc đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện là điều doanh nghiệp nên thực hiện đầu tiên.

Đăng ký thương hiệu giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp không bị làm giả, làm nhái, từ đó giúp doanh nghiệp có thể khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. Khi đã khẳng định được chất lượng thì tự nhiên thương hiệu của sản phẩm sẽ chiếm được lòng tin từ khách hàng.

– Đăng ký thương hiệu giúp doanh nghiệp được bảo vệ toàn diện trước sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đúng các quy định pháp luật, do đó khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Khi đó, tất cả sự xâm phạm về bản quyền, thương hiệu thiết bị điện của doanh nghiệp sẽ bị ngăn chặn và xử lý theo quy định pháp luật.

– Khi doanh nghiệp đã có thương hiệu riêng cho sản phẩm, doanh nghiệp độc quyền sử dụng thương hiệu của mình trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và có thể thu lợi từ việc cho đơn vị khác sử dụng thương hiệu.

Phân nhóm hàng hóa khi đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện

Trước khi tiến hành đăng ký thương hiệu, Quý vị cần xác định hàng hóa, dịch vụ đi kèm thương hiệu, từ đó xác định yêu cầu đăng ký cụ thể và thực hiện các bước tiếp theo. Theo quy định, phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11). Với thiết bị điện, việc phân nhóm hàng hóa tương đối phức tạp bởi thiết bị điện là cách gọi chung của các thiết bị điện tử, hiện nay các thiết bị này được sử dụng, ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice, thiết bị điện với công dụng khác nhau có thể nằm trong nhóm khác nhau. Do đó, Quý vị cần làm rõ thiết bị điện gắn với thương hiệu mình đăng ký thuộc loại nào để phân nhóm phù hợp. Quý vị tham khảo một số mô tả kèm theo phân nhóm về thiết bị điện như sau:

Nhóm 07: Máy và máy công cụ; mô tơ và động cơ (không kể động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ), các bộ liên kết chuyển động và đai truyền (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ), nông cụ, máy ấp trứng; thang máy, máy giặt và sấy khô, máy nén; máy bơm, máy trộn, cắt và chặt, máy nông cụ dùng trong vườn; máy và máy công cụ; máy phóng điện, máy hàn, máy cắt dùng plasma khí, hệ thống sử lý tia lase (cho việc hàn) người máy hàn, người máy công nghiệp, máy lắp ráp các cấu kiện điện tử, máy gá lắp các bộ phận, hệ thống lắp đặt các chíp vi mạch, máy trát vữa tự động, máy cắt dây chì, máy vặn chặt ê-cu, máy công cụ sử dụng năng lượng điện, bàn điều hướng trục đơn (máy công cụ); mô tơ; mô tơ điện, máy phát điện; cầu thang máy; máy rửa bát đĩa chạy điện; máy nén khí, máy bơm; máy bơm nước, máy trộn, cắt và chặt, máy trộn, máy xay sinh tố, máy chế biến thức ăn, máy nghiền thịt, máy mở hộp, máy mài dao, máy xay cà phê chạy điện, máy đập đá chạy điện, máy chặt bắp cải chạy điện; máy công cụ dùng trong vườn; máy cắt cỏ chạy điện, máy xén hàng rào chạy điện, máy phun thuốc tẩy uế và trừ sâu dùng trong vườn.

Nhóm 09: Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, điện, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, cấp cứu và giảng dạy; thiết bị ghi truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh; vật mang dữ kiện từ tính, đĩa ghi; máy bán hàng tự động và các cơ cấu dùng cho các thiết bị làm việc khi bỏ vào đó xu hay thẻ; máy ghi tiền, máy tính và thiết bị xử lý các dữ kiện, thiết bị dập lửa, ắc quy, thanh các bon cho ắc quy, thiết bị nối dây, máy móc và thiết bị âm thanh, âm hình, đĩa quang; máy móc và thiết bị thông tin; máy móc và thiết bị điều khiển tự động; máy tính và thiết bị ngoại vi của chúng; phương tiện lưu trữ ngoại vi; bộ cảm biến; cấu kiện điện tử; thiết bị điện để làm sạch; đồ dùng trong nhà chạy điện; thiết bị để hàn chạy điện, máy bán hàng tự động: máy bán hàng tự động, máy đổi tiền lẻ, thiết bị hiện phiếu tín dụng; máy móc và thiết bị nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học: bảng hiện thị điện- từ, thiết bị in có dùng thanh trượt, máy hiện hình, máy chụp trên giấy không có hoa văn, máy sao chụp xách tay, thiết bị xử lý dùng thanh trượt, bảng mạch in điện tử, thiết bị xử lý màn hình âm hai cấp, thiết bị xử lý màu tốc độ cao; thiết bị dập lửa; bình chữa cháy, ắc quy: ắc quy, ắc quy khí, ắc quy trữ điện, pin mặt trời, pin nhiên liệu, bộ nạp ắc quy, carbon: thỏi các bon cho ắc quy khô; thiết bị nối dây: thiết bị nối, cáp dẫn điện, ống dẫn điện, ống đặt sàn, cụ thể cho đường cáp dẫn điện trong nhà, ổ cắm (đầu ra của đường dây trên sàn nhà), thiết bị ổn định dòng điện, hệ thống dây dẫn đặt dưới thảm nhà, cái ngắt điều chỉnh độ sáng, cầu dao, thiết bị điều phối mạch điện, thiết bị bảo vệ mạch, thiết bị chuyển mạch, hộp tiếp điểm mạch, bảng điều khiển công tắc, ổ cắm nhiều chạc, phích cắm, thiết bị nối dây khác; máy móc và thiết bị âm thanh: máy thu phát băng radio cassette, máy quay stereo/tai nghe compact, máy thu thanh, máy thu phát bằng cassette, ổ băng, thiết bị sao băng cassette cỡ nhỏ, máy phát thu băng cassette caraoke, máy quay đĩa compact, phần mềm đĩa (compact), máy quay đĩa, loa, giàn cassette, bộ điều hưởng âm, bộ chỉnh âm, âm ly, cần giữ đầu từ, tai nghe, đồng hồ theo dõi âm, micrô, máy ghi âm, megaphone điện, đĩa stereo/compact và máy thu phát băng, máy xử lý âm hiện số, giàn băng cassette compact hiện số, thiết bị luyện âm học ngoại ngữ, bộ trộn micrôphone và thiết bị thu và phát băng, hệ thống âm trên xe con, bộ điều khiển từ xa bằng tay, máy âm thanh khác; máy và thiết bị âm hình, máy quay đĩa compact stereo, phần mềm đĩa compact, máy thu phát băng radio cassette, máy thu phát video/camera, đầu quay đĩa lase đa năng, máy thu phát đĩa mềm video, máy in hình ảnh video màu, ống màn hình, ống tia catôt hệ thống video mầu cho màn hiển thị.

Nhóm 11: Thiết bị chiếu sáng; thiết bị cung cấp nhiệt, để nấu, để sinh hơi nước, làm lạnh, sấy khô, thông hơi, để phân phối nước và các thiết bị vệ sinh.

Nhóm 21: Đồ dùng gia đình và đồ đựng (không làm từ kim loại quý hay bịt kim loại quý) lược và các loại bọt biển nhân tạo; bàn chải (trừ bút lông); vật liệu dùng cho sản phẩm bàn chải; dụng cụ và vật liệu để lau dọn; sợi thép rối; thủy tinh thô và sơ chế (trừ kính xây dựng) thuỷ tinh sành sứ không xếp trong các nhóm khác.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện như thế nào?

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện phải trải qua nhiều bước mới có thể thành công do vậy các giấy tờ tài liệu trong hồ sơ cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ, chính xác để tiết kiệm thời gian đăng ký. Cụ thể gồm:

– Tờ khai đăng ký thương hiệu theo Mẫu số 04-NH;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Tài liệu về thông tin của chủ đơn (CMND đối với cá nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp/tổ chức);

– Mẫu thương hiệu (kích thước không quá 8cm×8cm; in màu đúng với thương hiệu);

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp quý khách sử dụng dịch vụ tại Luật Hoàng Phi).

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, đơn sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ để xét duyệt về hình thức và nội dung.

Lưu ý: Trong quá trình đơn đăng ký được xét duyệt tại Cục SHTT, quý khách cần theo dõi hồ sơ của mình để bổ sung, sửa đổi nếu có yêu cầu từ chuyên viên của Cục.

đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện

Đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện ở đâu?

Trên thương trường, các doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo vệ nhãn hiệu của mình trước những cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ, trong đó biện pháp tốt nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện của mình. Hiện nay, thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền không quá phức tạp nhưng đời hỏi sự am hiểu sâu rộng các quy định pháp luật, kinh nghiệm thực tế dày dặn, do đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tự mình tiến hành thủ tục này.

Để thuận lợi hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của các đơn vị uy tín. Luật Hoàng Phi với dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và kinh nghiệm tư vấn nhiều năm sẽ giúp doanh nghiệp có được sự bảo hộ tốt nhất về thương hiệu. Với dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:

– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký của thương hiệu;

– Hướng dẫn và kiểm tra tình trạng pháp lý các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thương hiệu của doanh nghiệp;

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu;

– Đại diện khách hàng nộp đơn và theo dõi hồ sơ

Quý khách hàng khi cần hỗ trợ về đăng ký bảo hộ thương hiệu cho thiết bị điện, vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi thông qua các phương thức sau:

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Tổng đài : 1900 6557

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi