Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2694 Lượt xem

Cách Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Theo quy định mới nhất, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đã tăng lên 4,4 triệu đồng. Nhưng nhiều người chưa nắm bắt được và không đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Theo quy định mới nhất, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đã tăng lên 4,4 triệu đồng. Nhưng nhiều người chưa nắm bắt được và không đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Với mong muốn hỗ trợ pháp lý cho cá nhân khi nộp thuế thu nhập cá nhân, Luật Hoàng Phi xin dành riêng bài viết này để hướng dẫn Cách Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.

Điều kiện giảm trừ gia cảnh?

Căn cứ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Thông tư 111/2013/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn thi hành khác về điều kiện đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đối với từng đối tượng sẽ những điều kiện riêng, cụ thể:

1/ Người phụ thuộc là con

+ Con để đăng ký là người phụ thuộc dưới 18 tuổi;

+ Với trường hợp từ 18 tuổi trở lên cần kèm theo điều kiện bị mất khả năng lao động, bị khuyết tật;

+ Con đang học hệ cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp hay học nghề từ 18 tuổi trở lên, nhưng không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng, từ tất cả các nguồn thu nhập không quá mức 1 triệu đồng.

2/ Người phụ thuộc là vợ/ chồng

+ Nếu vợ/ chồng trong độ tuổi lao động cần kèm theo điều kiện không có khả năng lao động, bị khuyết tật hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo và có thu nhập bình quân tháng từ mọi nguồn thu nhập không vượt mức 1 triệu đồng;

+ Nếu vợ/ chồng ngoài độ tuổi lao động, thì phải không có thu nhập hoặc nếu có thì thu nhập bình quân tháng từ các nguồn thu nhập không quá 1 triệu đồng.

3/ Người phụ thuộc là cha, mẹ

+ Nếu cha, mẹ trong độ tuổi lao động, thì phải đáp ứng điều kiện về khả năng lao động là không có khả năng lao động hay bị khuyết tật và thu nhập bình quân tháng từ các nguồn không quá 1 triệu đồng hoặc không có thu nhập nào.

+ Nếu cha, mẹ ngoài độ tuổi lao động, thì phải có thu nhập bình quân tháng từ các nguồn thu nhập không quá 1 triệu đồng hoặc không có thu nhập phát sinh.

4/ Người phụ thuộc là các cá nhân khác

+ Trong độ tuổi lao động: Không có khả năng lao động, bị khuyết tật và không có thu nhập, nếu có thu nhập thì không quá 1 triệu đồng- mức thu nhập bình quân tháng.

+ Ngoài độ tuổi lao động: Có thu nhập bình quân trong tháng từ các nguồn thu nhập không vượt mức 1 triệu đồng hoặc không có thu nhập.

Khi người phụ thuộc đáp ứng các điều kiện tương ứng, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ để đăng ký người phụ thuộc cho mình.

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những ai?

Như đã nêu ở trên, người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh có 4 nhóm chính và trong mỗi nhóm lại có những đối tượng cụ thể.

Thứ nhất: Người phụ thuộc là con

Con ở đây được hiểu là con đẻ của người nộp thuế; con nuôi hợp pháp theo quy định; con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng và con ngoài giã thú.

Thứ hai: Người phụ thuộc là vợ hoặc chồng

Vợ hoặc chồng của người nộp thuế, phải là vợ chồng hợp pháp xác định trên giấy tờ pháp lý- giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thứ ba: Người phụ thuộc là cha, mẹ

Cha, mẹ của người nộp thuế ở đây gồm có: Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng; cha, mẹ nuôi hợp pháp.

Thứ tư: Đối tượng khác

Đối tượng khác ở đây là các cá nhân không có nơi nương tựa và người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng cá nhân đó. Cụ thể:

+ Anh, chị, em ruột;

+ Ông, bà nội ngoại;

+ Cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

+ Cháu ruột;

+ Người khác mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định.

Sau khi biết được các đối tượng là người phụ thuộc và điều kiện để đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. Quý vị nên tìm hiểu thêm về cách Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. Chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết này.

>>>>> Tham khảo bài viết: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc

Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/07/Mau-20-DK-NPT.docx”]

Hiện nay, để đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh Quý vị sẽ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, cụ thể là mẫu số 20/ĐK-TCT Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập.

Trong mẫu này có những nội dung cơ bản như sau:

– Thông tin về người nộp thuế;

– Thông tin về người phụ thuộc;

– Cam kết và ký ghi rõ họ tên theo quy định.

Lưu ý: Mẫu đăng ký người phụ thuộc chỉ áp dụng cho người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý

+ Mỗi người phụ thuộc tại các nhóm đối tượng khác nhau sẽ có quy định về giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ khác nhau theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

+ Thông thường hồ sơ cần có giấy tờ cơ bản như: Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu; Giấy tờ chứng thực cá nhân của người phụ thuộc; Giấy tờ chứng minh quan hệ với người nộp thuế và những giấy tờ pháp lý chứng minh người phụ thuộc đủ điều kiện đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

+ Hoàn tất hồ sơ, người nộp thuế nộp cho cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp chi trả thu nhập.

 Nếu người nộp thuế có thay đổi nơi làm việc, thì cơ quan có thẩm quyền là cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp mà cá nhân đó làm việc cuối cùng.

+ Cá nhân có thể tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc doanh nghiệp sẽ đăng ký thay cho người nộp thuế.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi hồ sơ đã được nhận, chuyên viên kiểm tra hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.

Với những nội dung tư vấn trên đây, hy vọng giúp Quý vị thực hiện cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thành công. Nếu có bất kì thắc mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, vui lòng kết nối với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi