Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Tại An Giang
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1071 Lượt xem

Thủ Tục Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Tại An Giang

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang về mặt thực tiễn luôn có những khó khăn, cần nắm rõ các quy định của pháp luật để có thể tránh sai sót.

Với trực trạng xâm phạm quyền với kiểu dáng công nghiệp gia tăng, đăng ký kiểu dáng công nghiệp là hình thức bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu tốt nhất.

Trong các năm trở lại đây, An Giang là tỉnh thành có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng đáng để. Nhu cầu không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp mà đến cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những cơ sở sản xuất của hộ gia đình. Để có thể hiểu hơn về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ một số kiến thức pháp lí để giúp đỡ Quý độc giả giải đáp những thắc mắc nhất định.

Giới thiệu tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,…

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thủy sản nước ngọt như cá, tôm… An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức hai con số, đạt mức 13,36% vào năm 2007. An Giang là một nền kinh tế có trình độ ngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540 triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt ngang múc trung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là 13%. Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có mặt tại nhiều nước tại cả 5 châu.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại An Giang

Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi có đủ 3 yếu tố là có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

– Tính mới của kiểu dáng công nghiệp:

+ Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

+ Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

+ Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

+ Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố

– Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Khả năng áp dụng của kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để

chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang

Như đã biết, các đối tượng được đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có năm đối tượng: kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí. Đối với mỗi loại đối tượng của sở hữu công nghiệp thì các quy định của pháp luật có sự yêu cầu khác nhau về hồ sơ đăng ký cũng như các vấn đề khác. Tuy nhiên, để tóm lược các bước cơ bản để đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang thì có những bước sau:

Thứ nhất: Chủ sở hữu chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan để có thể hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật;

Thứ hai: Các chủ thể có quyền nộp hồ sơ sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ;

Thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức của hồ sơ đăng ký;

Thứ tư: Công bố đơn. Sau khi hồ sơ đã được chấp nhận tiếp nhận hợp lệ thì hồ sơ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

Thứ năm: Thẩm định nội dung của hồ sơ. Bằng chuyên môn và thẩm định nội dung đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng trong hồ sơ;

Cuối cùng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Thủ tục để tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang trên thực tế phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật. Không chỉ khó khăn đặt ra đối với các chủ thể không có chuyên môn mà ngay cả những đơn vị cung ứng dịch vụ pháp lí ít kinh nghiệm hoặc những cá nhân chưa có sự trau dồi tốt về chuyên môn sẽ rất khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục trên.

Luật Hoàng Phi đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang trọn gói

Luật Hoàng Phi là đơn vị cung ứng dịch vụ pháp lí hàng đầu trên cả nước. Qua các năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và pháp lí nói chung, chúng tôi đã không ngừng phấn đấu để có được như ngày hôm nay. Đồng hành cùng khách hàng là những luật sư giàu kinh nghiệm với vốn kiến thức chuyên môn sâu sắc, cùng các bạn chuyên viên tư vấn nhiệt tình và ham học hỏi sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề đang vướng mắc.

Với trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh, Luật Hoàng Phi tự tin là đơn vị tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Ngay từ bước tiếp nhận yêu cầu, tư vấn và tiếp nhận hồ sơ, Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tối đa. Đồng thời, như đã biết trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội là nơi duy nhất tiếp nhận giải quyết các trường hợp khó khăn phát sinh trong suốt quá trình đăng ký và Luật Hoàng Phi có thể tận dụng ưu thế địa điểm này để có thể giải quyết các vướng mắc của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Mọi yêu cầu về dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại An Giang hoặc các lĩnh vực pháp lí nói chung, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi