Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa
Nhu cầu xã hội về các mặt hàng từ sữa ngày càng tăng cao, từ đó các sản phẩm sữa trên thị trường cũng ngày càng nở rộ. Chính vì vậy việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa là vô cùng cần thiết.
Nhằm hiểu rõ hơn về đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa? Có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm sữa? Phân nhóm sản phẩm sữa như thế nào? Các bước đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa? Quý khách hàng hãy theo dõi những nội dung dưới đây.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa là việc cá nhân, tổ chức có thương hiệu sữa do mình sản xuất, kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thương hiệu cho các sản phẩm sữa thường được thể hiện qua các yếu tố bên ngoài, có sự phân biệt cơ bản bên ngoài được bằng mắt, mang tính riêng biệt, sáng tạo, tạo nên dấu ấn riêng cho sản phẩm, giúp phân biệt với các sản phẩm sữa khác.
Việc đăng ký thương hiệu sản phẩm hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể,vì vậy trình thực hiện đăng ký thương hiệu với cơ quan nhà nước, sẽ thực hiện thủ tục đăng ký tương tự như đăng ký nhãn hiệu.
Có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa?
Hiện nay vẫn chưa có quy định pháp luật nào bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa, tuy nhiên trên thị trường hiện có rất nhiều các mặt hàng sữa thì việc đăng ký thương hiệu là vô cùng cần thiết.
Nước ta là một thị trường lớn có nhiều điều kiện nguyên vật liệu, cho phép các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm sữa có thể phát triển đem lại nguồn lợi nhuận vô cùng hậu hĩnh.
Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa là việc làm tự nguyện, không bị ép buộc tuy nhiên việc đăng ký sẽ mang lại vô cùng nhiều lợi ích:
Khi thực hiện đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa sẽ được cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của sản phẩm sữa này với các sản phẩm sữa khác, phân biệt sản phẩm sữa này với các sản phẩm khác, bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp không bị xâm phạm, ăn cắp.
Trên thị trường hiện nay lưu thông nhiều các sản phẩm sữa, nếu sản phẩm của mình chưa có đăng ký thương hiệu rõ ràng có thể gây ra nhầm lẫn với các sản phẩm khác. Khiến cho người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm.
Chính vì vậy việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt các loại rượu trên thị trường, xác định rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, thành phần có trong sữa, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm sữa.
Do vậy tuy việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa là việc làm cần thiết, nếu các bạn đang kinh doanh mặt hàng này hãy thực hiện đăng ký thương hiệu độc quyền ngay để đảm bảo những quyền lợi của mình.
Phân nhóm sản phẩm sữa khi đăng ký thương hiệu
Để góp phần đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm sữa thành công với cơ quan có thẩm quyền, thì một trong những yêu cầu quan trong là tiến hành phân nhóm cho các sản phẩm mình đăng ký.
Trong đó các sản phẩm sữa phân vào nhóm 29 theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice và có thể mô tả như sau:
Nhóm 29: Sữa bột dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú (không phải thực phẩm chức năng hoặc cho mục đích y tế/ăn kiêng); sữa bột; sản phẩm sữa; sữa; đồ uống trên cơ sở sữa; kem [sản phẩm sữa]; kem dạng bột [sản phẩm sữa]; kem đánh dậy bọt; pho mát; bơ; đồ uống chứa axit lactic (axit sữa); đồ uống chứa vi khuẩn axit lactic (lợi khuẩn sữa); đồ uống trên cơ sở sữa chua; sữa chua; sữa đặc.
Để nắm rõ hơn về mã của các mặt hàng, cũng như áp dụng cụ thể vào từng sản phẩm cụ thể về sữa, phân nhóm ra sao quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Luật Hoàng Phi để được thông tin chi tiết nhất.
Các bước đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa
Bước 1: Thiết kế, tra cứu thương hiệu
Thương hiệu muốn được bảo hộ phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là: là dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt.
Do đó, nếu mới chỉ đang có ý tưởng về thương hiệu, Quý vị hãy thể hiện nó một cách hữu hình thông qua việc thiết kế. Thương hiệu có thể được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Đi kèm với việc thiết kế thương hiệu, Quý vị nên tra cứu trước để đánh giá khả năng nhãn hiệu có khả năng bảo hộ cao không. Việc tra cứu này nhằm xác định có nhãn hiệu nào đã được nộp đơn ưu tiên hoặc đã được bảo hộ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với khả năng cao hay không, từ đó có sự điều kiện thương hiệu đăng ký để gia tăng khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công.
Cách thức tra cứu được khuyến khích là tra cứu chuyên sâu được thực hiện bởi chủ thể có chuyên môn. Quý vị có nhu cầu thực hiện hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999 (Mr.Nam) để được tư vấn, hỗ trợ tra cứu theo cách thức này.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sữa bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm mẫu thương hiệu sữa, loại thương hiệu yêu cầu đăng ký.
– Kèm theo đơn tờ khai là mẫu vật thương hiệu sữa dự định đăng ký bảo hộ.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thương hiệu sữa với người không trực tiếp tạo nên thương hiệu đó.
– Văn bản ủy quyền cho Luật Hoàng Phi đăng ký thương hiệu.
– Giấy tờ chứng mình việc đã nộp phí, lệ phí đăng ký thương hiệu.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sữa
Người có quyền đăng ký nhãn hiệu thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo các thức sau:
Đến nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ được đặt tại: Trụ sở chính Cục sở hữu trí tuệ đặt tại Hà Nội, văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Hoặc có thể nộp đơn thông qua đường bưu điện, sau đó thực hiện nộp phí, lệ phí trực tiếp hoặc qua hình thức chuyển khoản.
Quý khách hàng cũng có thể tìm hiểu hình thức đăng ký trực tuyến, được hướng dẫn cụ thể trên cổng thông tin điện tử của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký thương hiệu sữa
Sau khi đáp ứng được thành phần hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện tiếp nhận đơn đăng ký và thực hiện thẩm định đơn đăng ký.
Qua trình xử lý sẽ được tiến hành theo trình tự thẩm định hình thức đơn, công bố đơn, thẩm định nội dung, sau đó sẽ trả kết quả cho người thực hiện đăng ký.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời hạn giải quyết đăng ký có thể kéo dài hơn khoảng 20-24 tháng.
Vì thời gian đăng ký kéo dài khá lâu, kèm theo trong quá trình đăng ký cần thực hiện sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký để đáp ứng quy định của pháp luật, cho nên quý khách hàng hãy liên hệ tới Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.
Bước 5: Nhận văn bằng bảo hộ
Nếu thương hiệu của Quý vị đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí cấp văn bằng bảo hộ theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ để nhận văn bằng này. Văn bằng bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa có giá trị bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp hồ sơ, có thể gia hạn hiệu lực liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Luật Hoàng Phi hỗ trợ từ A-Z về đăng ký thương hiệu
Khi đăng ký thương hiệu, Luật Hoàng Phi hỗ trợ việc đăng ký cho khách hàng bằng những công việc sau:
Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trước khi nộp đơn;
– Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để khách hàng ký;
– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại Việt Nam;
– Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho khách hàng về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn tại Việt Nam);
– Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và bàn giao cho khách hàng khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
– Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký.
Luật Hoàng Phi chúng tôi chuyên thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu trên mọi miền tổ quốc.
Chúng tôi luôn sẵn sàng, không ngại khó, không ngại gian nan, chỉ cần quý khách hàng có nhu cầu chúng tôi sẵn lòng thực hiện yêu cầu mà quý khách hàng đưa ra.
Luật Hoàng Phi đã thực hiện đăng ký thành công cho hàng ngàn khách hàng trong cả nước, do vậy khi có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa hãy liên hệ 0981.378.999 hoặc email lienhe@luathoangphi.vn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho kẹo lạc như thế nào?
Kẹo lạc là một loại kẹo truyền thống tại Việt Nam được nhiều người dân và du khách quốc tế yêu thích. Đăng ký thương hiệu cho kẹo lạc như thế...

Đăng ký thương hiệu cho hạt điều rang muối
Trên thị trường, các loại hạt điều rang muối đa dạng cũng như các cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm này cũng rất đa dạng, vì vậy, Quý vị cần có ý thức đăng ký thương hiệu cho hạt điều rang muối để có quyền ưu tiên được cấp giấy chứng nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm...

Đăng ký thương hiệu cho bình sữa trẻ em
Đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho bình sữa trẻ em là thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên đây là thủ tục rất cần thiết mà các cá nhân, tổ chức nên lưu ý thực hiện càng sớm càng tốt bởi những lợi ích mà nó đem...

Đăng ký thương hiệu cho kem dưỡng da
Đăng ký thương hiệu cho kem dưỡng da là thủ tục cần thiết tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kem dưỡng da cần lưu ý thực hiện càng sớm càng...

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cửa hàng thú cưng tạo cơ sở pháp lý vững chắc để pháp luật bảo hộ cho thương hiệu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Khi đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm thương...
Xem thêm