Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Cách Đăng ký bản quyền ở Tây Ninh như thế nào?
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1610 Lượt xem

Cách Đăng ký bản quyền ở Tây Ninh như thế nào?

Tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả sẽ được pháp luật bảo hộ về mọi mặt, đặc biệt là khi có những tranh chấp xảy ra trên thực tế.

Tây Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, nơi đây có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa xã hội. Dựa trên thuận lợi đó, đây là nơi tạo nguồn cảm hứng cho các tác giả phát triển tài năng. Trong nội dung của bài viết này, luật Hoàng Phi sẽ làm rõ một số nội dung cơ bản của đăng ký bản quyền ở Tây Ninh để các tác giả nơi đây nói riêng và các tác giả nói chung tham khảo khi muốn đăng ký bản quyền bảo vệ các quyền lợi cho mình.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?

Đăng ký quyền tác ở Tây Ninh là gì?

Bản quyền là khái niệm tương đương với khái niệm quyền tác giả tại Việt Nam, theo đó đăng ký bản quyền còn được hiểu là đăng ký quyền tác giả.

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đăng ký quyền tác giả ở Tây Ninh là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu.

Có cần thiết đăng ký bản quyền ở Tây Ninh?

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Đăng ký quyền tác giả ở Tây Ninh là việc tác giả đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm mình đã sáng tác hoặc tác phẩm mà mình là chủ sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền.

Việc đăng ký bản quyền tại Tây Ninh cũng như ở các địa phương khác tại Việt Nam đều nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả. Khi đăng ký bản quyền, tác giả sẽ được chứng nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm và có quyền kiểm soát và sử dụng tác phẩm đó.

Đăng ký bản quyền cũng là một biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của tác giả trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi đăng ký thành công, tác giả sẽ nhận được chứng nhận bản quyền và có thể sử dụng tài sản trí tuệ của mình một cách tự do, cũng như yêu cầu các bên khác tuân thủ quyền của mình.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Tây Ninh?

Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

Hồ sơ đăng ký bản quyền ở Tây Ninh

Cũng như các tác phẩm ở bất kỳ đâu, để đăng ký bản quyền tác giả ở Tây Ninh, tác giả, chủ sở hữu cần chuẩn bị:

+ Bản sao tác phẩm (ví dụ: đối với tác phẩm văn học là bản in trên Giấy A4 tác phẩm văn học, bản in phải đánh số trang theo số thứ tự);

 + Đơn đăng ký bản quyền tác phẩm do chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện cho chủ sở hữu ký tên & đóng dấu;

+ Văn bản thỏa thuận của các tác giả (nếu có);

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập tổ chức;

+ Giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ.

+ Tài liệu khác tùy theo từng trường hợp

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền ở Tây Ninh?

Để đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm, tác giả/ chủ sở hữu nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả.

Hình thức nộp hồ sơ: tác giả/ chủ sở hữu có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền đăng ký bản quyền tại Tây Ninh hiện nay là Cục Bản quyền tác giả tại địa chỉ số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngoài ra Cục Bản quyền tác giả có hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3.

Tại Thành phố Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà.

Những lợi ích khi ủy quyền đăng ký bản quyền tác giả tại Tây Ninh?

– Khi ủy quyền đăng ký bản quyền, tác giả/ chủ sở hữu không phải lo lắng khi chuẩn bị hồ sơ, quy trình đăng ký bản quyền hay cách thức làm việc của cơ quan nhà nước ..

– Các bên nhận ủy quyền đăng ký bản quyền tác giả là đơn vị có đội ngũ nhân viên có kiến thức pháp lý, chuyên nghiệp, quen thuộc với quy trình đăng ký, vì vậy sẽ tiết kiệm được thời gian đăng ký.

– Đối với các tác giả/ chủ sở hữu ở xa cơ quan đăng ký bản quyền, việc ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại.

Đăng ký bản quyền ở Tây Ninh

Luật Hoàng Phi  cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền uy tín toàn quốc

Luật Hoàng Phi là doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Với phương châm đề cao chất lượng dịch vụ, luật Hoàng Phi luôn luôn nỗ lực để xây dựng dịch vụ ngày càng tốt với mức chi phí hợp lý nhất. Trong hơn 10 năm hoạt động, dịch vụ của luật Hoàng Phi nhận được những phản hồi tích cực của các Quý khách hàng đã và đang ủy quyền cho chúng tôi đăng ký bản quyền tác giả.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả từ A-Z của luật Hoàng Phi bao gồm:

+ Tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ cho khách hàng trước và sau quá trình đăng ký;

+ Hỗ trợ soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền ở Tây Ninh;

+ Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả.

+ Nhận giấy chứng nhận Bản quyền tác giả và giao lại khách hàng.

Mọi thắc mắc về đăng ký bản quyền ở Tây Ninh hoặc có nhu cầu làm dịch vụ đăng ký bản quyền trên toàn quốc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 096.1980.886 – 0981.378.999.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi