Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thức và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
Hiện nay, khi tham gia các giao dịch, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản ghi nhận giá trị chứng cứ, giúp các bên giảm được rủi ro của hợp đồng. Thùa phát lại người có thẩm quyền lập vi bằng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa nắm rõ và đặt câu hỏi Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Vi bằng là gì?
Căn cứ vào khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng là gì như sau:
Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Vi bằng có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.
Thứ hai: Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập.
Thứ ba: Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thức và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
Thứ tư: Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Thừa phát lại là gì?
Căn cứ theo khoản 2 điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm thừa phát lại như sau:
Thừa phát lại tham gia tổ chức hành nghề có tên là Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Công việc của Thừa phát lại được quy định cụ thể tại điều 3 nghị định số 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thứ hai: Thừa phát lại lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Thứ ba: Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thứ tư: Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Theo quy định của pháp luật thì vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể, không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội, chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng có giá trị chứng cứ, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Công chứng vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó.
Thuật ngữ “Công chứng vi bằng thừa phát lại”được nhiều người sử dụng.Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý. Hiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng thuật ngữ này nhằm mục đích thuyết phục và lừa dối khách hàng rằng có một bảo hành hợp pháp cho giao dịch mà họ tham gia.
Về việc cấp bản sao vi bằng có được quy định cụ thể tại điều 42 nghị định nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.”
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế
Lĩnh vực luật sư tư vấn thừa kế liên quan đến quá trình chuyển nhượng tài sản của một người qua đời cho những người còn sống, được quy định bởi pháp luật và di chúc (nếu...

Dịch vụ luật sư tranh tụng ở Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết...

Dịch vụ luật sư cho người nước ngoài tại Việt Nam
Với trên 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu về nhu cầu pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hoàng Phi đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trên thế...

Năng lực chủ thể bao gồm nội dung gì?
Năng lực chủ thể là khả năng và quyền lực của một cá nhân hoặc nhóm người để tác động và thay đổi hoàn cảnh xung quanh mình, nó được coi là một khía cạnh quan trọng của định hướng tích cực và thành công trong cuộc...
Xem thêm