Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3210 Lượt xem

Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực.

Hiện nay ở nước ta nhu cầu lập vi bằng cho những giao dịch tham gia ngày càng tăng. Bởi việc lập vi bằng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch. Liên quan đến vi bằng nhiều người chưa nắm rõ và đặt câu hỏi Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?

Vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?

Khái niệm vi bằng

Vi bằng là một thuật ngữ pháp lý và được định nghĩa tại Khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

“ Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

Thủ tục lập vi bằng

Theo điều Điều 39 nghị định số 08/2020/NĐ-CPnghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:

“ 1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.”

Thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng và thủ tục để tiến hành lập vi bằng được quy định như trên. Có thể thấy rằng thủ tục lập vi bằng được pháp luật quy định rất chặt chẽ, vi bằng phải được lập theo trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Nếu vi bằng không đáp ứng các điều kiện luật định trong đó có điều kiện về thủ tục lập vi bằng thì vi bằng sẽ không được coi là hợp pháp và không có giá trị làm chứng cứ trước Tòa án.

Công chứng vi bằng đó có giá trị pháp lý không?

Cụ thể theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

“ 2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thể thấy giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản; Vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận, đây là đặc điểm cho thấy việc lập vi bằng sẽ có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia các giao dịch.

Như vậy, kết luận lại là công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng cứ.

Hiện nay có nhiều tổ chức bất động sản thường rao bán và tư vấn cho khách hàng của mình về việc mua vi bằng công chứng, tuy nhiên đây không phải là văn bản có giá trị pháp lý. Do đó cần nắm vững các quy định pháp luật để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được Chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dưới 18 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng không?

Khi muốn mở tài khoản ngân hàng cho người dưới 18 tuổi thì việc đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu các ngân hàng nào có chính sách mở tài khoản cho người dưới 18 tuổi thì bạn mới có thể đăng ký làm...

Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức khi nào?

Khi sống trong nhà chung cư thường sẽ phải tham gia các hội nghị nhà chung cư thường niên, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng sẽ có những hội nghị nhà chung cư bất...

Cảnh sát cơ động có được bắt lỗi xi nhan không?

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, có tín hiệu báo hướng rẽ. Theo đó, những trường hợp phải bật đèn xi nhan: Chuyển làn đường; Rẽ phải, rẽ trái, quay đầu; Vượt xe khác; Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu...

Hạn chế việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là?

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của...

Hợp đồng giữ tài sản theo quy định Bộ luật dân sự

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi