Có nên mua nhà công chứng vi bằng không?
Do đó, hồ sơ vi bằng là một hình thức biên bản do văn phòng thừa phát lại cấp, ghi nhận ngày tháng đó, địa điểm, giữa các bên liên quan có sự việc diễn ra với những cam kết.
Hiện nay khái niệm mua nhà công chứng vi bằng không còn là khái niệm quá xa lạ với tất cả mọi người. Nhưng chỉ có một số ít trong chúng ta có những hiểu biết cơ bản cũng như đúng đắn về mua nhà công chứng vi bằng.
Vậy trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cũng cấp cho quý bạn đọc một số thông tin bổ ích về mua nhà công chứng vi bằng. Từ đó đưa ra kết luận xem liệu chúng ta có nên mua nhà công chứng vi bằng không?
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này, được quy định tại khoản 3 – Điều 2 – Nghị định số 08 năm 2020 nghị định của Chính phủ.
Có nên mua nhà công chứng vi bằng không?
Trên đây chúng ta đã hiểu khái quát được phần định nghĩa của vi bằng là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào nội dung để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà công chứng vi bằng không?, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 3 – Điều 2 – Nghị định số 08 năm 2020 nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại định nghĩa về vi bằng được định nghĩa
Mà theo căn cứ theo quy định tại Điều 36 – Nghị định số 08 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại cụ thể như sau:
Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1.Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2.Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản hành chính khác.
3.Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Do đó, hồ sơ vi bằng là một hình thức biên bản do văn phòng thừa phát lại cấp, ghi nhận ngày tháng đó, địa điểm, giữa các bên liên quan có sự việc diễn ra với những cam kết. Vi bằng không có ý nghĩa xác nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng của các bên.
Mua nhà/đất công chứng vi bằng có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không?
Ngoài thắc mắc về có nên mua nhà công chứng vi bằng không?, thì khách hàng còn quan tâm tới việc mua nhà/đất công chứng vi bằng có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không?, mời quý vị tham khảo nội dung sau để tìm ra câu trả lời.
Theo quy định tại điểm a – Khoản 3 – Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Như vậy, việc chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch chuyển nhượng giữa các bên tham gia giao dịch mà không thẩm định được giao dịch đó có giá trị pháp lý hay không? Vì vậy khi tham gia giao dịch để chắc chắn và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quý bạn đọc nên tiến hành làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực.
Những rủi ro khi mua nhà công chứng vi bằng
Hình thức mua nhà, đất thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều nhưng hình thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nếu áp dụng không đúng hoặc có nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của vi bằng. Sau đây là những trường hợp rủi ro thường gặp:
+ Một nhà bán cho nhiều người: những văn phòng thừa phát lại hiện nay đôi khi còn chưa xác nhận rõ ràng chỉ càn photo giấy tờ nhà thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. Bởi vậy, những trường hợp gian dối thường photo giấy tờ nhà ra nhiều bản ròi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền “cao chạy xa bay”. Cuối cùng dẫn tới nhiều người mua tranh chấp cùng một ngôi nhà.
+ Người thuê nhà, lấy nhà đi bán: nhiều người vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua thiệt hại trong tương lai, nên mua nhà giấy tờ tay với giá thấp nhưng cho thuê cũng bằng giá với nhà có sổ đỏ (tỷ suất lợi nhuận cao). Đó cũng chính là mảnh đất màu mỡ để kẻ gian kiếm tiền, kẻ gian thuê nhà đó và tranh thủ trường hợp chủ nhà không cảnh giác và rao bán với giá rẻ. Nhiều người ham rẻ mà không cần biết tới những giấy tờ, thủ tục…
+ Nhà ở là tài sản thế chấp tại Ngân hàng: nếu khách hàng mua nhà vào trường hợp này thì nhà ở đang thuộc diện “ba chung” : chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung sổ nhà. Nên sau khi bán nhà cho nhiều người mua nhà thì người đứng tên trên “sổ hồng chung” mang đi thế chấp tại Ngân hàng, trong trường hợp không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng sẽ xiết nợ các căn nhà trên. Như vậy, những người mua nhà bị mất trắng tài sản của mình vào tay Ngân hàng.
Từ những nhận định, phân tích phía trên thì chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến cho quý bạn đọc tham khảo như sau:
+ Không nên mua nhà công chứng vi bằng mà nên làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực để có trong tay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trong trường hợp phải mua nhà theo hình thức công chứng vi bằng thì để tránh trường hợp mất trắng nhà ở, quý bạn đọc có nhu cầu giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính về nhà ở nói riêng (bất động sản nói chung) cần liên hệ UBND cấp xã nơi có bất động sản cần giao dịch hoặc UBND cấp huyện để tìm hiểu kỹ thông tin và thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, tránh tình trạng bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp sau này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bồi thường thu hồi đất đai theo quy định pháp luật
Bà Nhung thuê đất của bà Hương, nay đất đó bị thu hồi mà bà Nhung đã tôn tạo mảnh đất mất khoảng 200 triệu đồng. Vậy bà Nhung có được bồi thường...
Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trong sổ đỏ?
Năm nay, con gái tôi 17 tuổi và con trai út 15 tuổi. Xin hỏi hai con của tôi đã đủ tuổi để đứng tên trong sổ đỏ...
Nhà ở chưa được chứng nhận quyền sở hữu thì có được tặng cho không?
Năm 2009, tôi có mua một mảnh đất và xây dựng nhà ở trên đó. Hiện nay, tôi muốn làm hợp đồng tặng cho nhà ở và mảnh đất cho con trai tôi thì tôi có cần thực hiện thủ tục hành chính gì...
Quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào?
Quy định về quyền tặng cho QSDĐ xuất phát từ đòi hỏi nhu cầu của thực tiễn và sự tự nguyện trong mối quan hệ, người sử dụng đất muốn trao tặng tài sản là QSDĐ của mình cho người khác vì những mục đích nhân đạo, vì lợi ích chung hoặc người thân trong gia...
Vi phạm pháp luật đất đai là gì?
Trong quan hệ pháp luật đất đai, những hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép... là những hành vi vi phạm pháp...
Xem thêm