Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Chủ cũ không đồng ý khi sang tên sổ đỏ xử lý ra sao?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2322 Lượt xem

Chủ cũ không đồng ý khi sang tên sổ đỏ xử lý ra sao?

Tôi và anh Vinh xác lập với nhau một hợp đồng chuyển nhượng đất viết tay, tuy nhiên khi tiến hành sang tên sổ đỏ anh Vinh không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm thế nào để có thể sang tên sổ đỏ?

Nội dung câu hỏi:

Tôi đã mua một mảnh đất tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội, tại thời điểm mua giữa tôi và chủ của ngôi nhà đã thực hiện các thủ tục xác lập với nhau giấy biên nhận tiền và hợp đồng viết tay. Tuy nhiên, khi làm thủ tục chuyển nhượng sang tên sổ đỏ thì chủ cũ của mảnh đất là anh Vinh không đồng ý. Vậy xin hỏi luật sư bây giờ tôi phải làm thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015  thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện thông qua hợp đồng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và anh Vinh chỉ lập hợp đồng viết tay và điều đó là không phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng. Do đó, bạn cũng không thể thực hiện  thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó để được chuyển nhượng đất bạn cần liên hệ với chủ nhà để yêu cầu thực hiện hợp đồng chuyển nhượng có xác nhận của cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bạn và anh Vinh không thể thủ tục công chứng hợp đồng thì theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Bên cạnh đó, Điều 122 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Nếu bên chuyển nhượng (anh Vinh) không đồng ý ký kết hợp đồng thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo đó, Toà án sẽ ra quyết định buộc hai bên cùng thực hiện lại các thủ tục theo đúng quy định về hình thức của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu một trong hai bên cố tình không làm các thủ tục đó thì Tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu và bên cố tình không làm lại các thủ tục đó là bên có lỗi. Trong trường hợp này nếu như chủ ngôi nhà đó không đồng ý làm thủ tục sang tên sổ đỏ thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như đã nói ở trên nếu như quá thời hạn quy định tại điều 117 nêu trên thì Tòa án sẽ tuyên giao dịch này là vô hiệu theo đó sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý quy định cụ thể tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Do đó, nếu như quá thời hạn và tòa án tuyên giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu thì bạn và anh Vinh sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu có lỗi thì phải bồi thường.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai, sinh con thay cho người khác theo cách hiểu thông thường, tuy nhiên người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc cấy trứng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ vào tử cung của người mang thai hộ.nhân đạo là việc người phụ...

Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?

Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung - cầu nhằm mục đích gì? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu trong bài viết sau...

Di chúc hợp pháp là gì theo Bộ luật Dân sự?

Di chúc là một trong những cơ sở để chia thừa kế sau khi người có tài sản chết và có nguyện vọng mong muốn để tài sản cho một cá nhân, một tổ chức bất kỳ. Di chúc phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật thì mới được cho là hợp...

Trưng dụng là gì?

Trưng dụng là việc tạm lấy hoặc tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần thiết, các công việc trước mắt, trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp...

Hiến máu được bao nhiêu tiền?

Hiến máu là một hoạt động mà một người tự nguyện cho máu của mình để dùng cho mục đích truyền máu hay chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn (tách các thành phần trong máu)....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi