• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1524 Lượt xem

Cách tính lương tháng 13

Lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động để khích lệ tinh thần làm việc trong suốt một năm của nhân viên. Tùy thuộc vào từng công ty doanh nghiệp cũng như thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động mà mỗi công ty sẽ có quy định khác nhau về lương tháng 13 khác nhau

Mỗi dịp tết đến xuân về thì vấn đề lương thưởng luôn là chủ đề nóng và được quan tâm nhất đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động sau một năm làm việc vất vả. Đặc biệt là cách tính lương tháng 13 ra sao cũng là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Lương tháng 13 là gì?

Có thể thấy trong Bộ Luật Lao động không nhắc đến khái niệm hay cụm từ lương tháng 13. Tuy nhiên trên thực tế đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, công ty thì lương tháng 13 lại là khái niệm quen thuộc. Xét về bản chất thì lương tháng 13 thuộc về khoản tiền thưởng theo quy định tại khoản 1 điều 104 bộ luật lao động 2019. Đây là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Thông thường lương tháng 13 được hiểu là cách gọi của một khoản tiền lương mà doanh nghiệp thường trao cho người lao động vào dịp cuối năm sau quá trình làm việc vất vả của người lao động qua 12 tháng làm việc.

Lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động để khích lệ tinh thần làm việc trong suốt một năm của nhân viên. Tùy thuộc vào từng công ty doanh nghiệp cũng như thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động mà mỗi công ty sẽ có quy định khác nhau về lương tháng 13 khác nhau. Lương tháng 13 được xem như là một chế độ đãi ngộ phổ biến giúp doanh nghiệp thu hút ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển vào làm việc.

Cách tính lương tháng 13

Lương tháng thứ 13 của người lao động có thể khác nhau và không có định mức cụ thể, phụ thuộc vào quy chế riêng của từng đơn vị và từng người lao động. Do đó cách tính lương tháng 13 của mỗi doanh nghiệp người sử dụng lao động cũng sẽ có cách tính khác nhau, không cố định bằng công thức.

Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định về khoản lương tháng 13 nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có chế độ lương tháng 13 để thu hút và giữ chân người lao động ở lại doanh nghiệp. Lương thứ 13 sẽ được dựa trên thâm niên công tác; khả năng cống hiến của cũng như thời gian làm việc và gắn bó ở công ty của người lao động đối với doanh nghiệp. Thông thường cách tính lương tháng 13 được đại đa số doanh nghiệp áp dụng hiện nay như sau:

+ Những người lao động làm việc đủ từ 12 tháng (tính cả thời gian thử việc) sẽ được hưởng 01 tháng lương cơ bản đối với lương tháng 13.

+ Những người lao động không làm đủ 12 tháng (hoặc trường hợp có tăng/giảm lương trong quá trình làm việc) thì lương tháng 13 sẽ được tính theo tỷ lệ tương đương với thời gian làm việc. Trường hợp tổng thời gian làm việc của người lao động được 6 tháng thì người lao động thường sẽ nhận được nửa tháng lương cơ bản.

Do mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác biệt trong công thức tính lương tháng thứ 13 nên người lao động nếu đang đi làm thì cần phải để ý rõ những quy định nội bộ về khoản thưởng này. Bên cạnh đó, trước khi ký kết hợp đồng lao động thì cũng cần phải chú ý rất kỹ tới những điều khoản về lương tháng 13 này.

Lương tháng 13 có phải tính đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH năm 2018 về xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì “tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác”.

Xét về bản chất lương tháng 13 là khoản tiền thưởng của người sử dụng đối với người lao động. Từ những căn cứ trên có thể khẳng định lương tháng thứ 13 không sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Cách tính lương tháng 13. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi