• Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2312 Lượt xem

Cách lãi chậm nộp BHXH 2024

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Đóng Bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề mà Pháp luật quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số trường hợp trốn tránh nghĩa vụ hoặc chậm nộp Bảo hiểm xã hội.

Để khắc phục hành vi sai phạm này, Pháp luật đã đưa ra các chế tài cụ thể nhằm xử phạt các hành vi chậm nộp Bảo hiểm xã hội. Một trong số đó là việc tính lãi trên thời gian chậm nộp Bảo hiểm xã hội.

Cách lãi chậm nộp BHXH 2024 được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là cách lãi chậm nộp BHXH?

Cách lãi chậm nộp BHXH hay còn gọi là cách tính lãi chậm nộp Bảo hiểm xã hội là việc tính lãi suất khi một cá nhân hoặc tổ chức có hành vi chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Các phương thức đóng Bảo hiểm xã hội

Thứ nhất: Phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Phương thức đóng thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đối với người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

Thứ hai: Phương thức đóng Bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Thứ ba: Phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

– Hàng tháng;

– 03 tháng một lần;

– 06 tháng một lần;

– 12 tháng một lần;

– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng so với quy định của Pháp luật.

Cách lãi chậm nộp BHXH 2024

Việc chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cho nên, khi các cá nhân, hoặc tổ chức có hành vi vi phạm các điều cấm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 3 Điều 122 quy định về chế tài xử phạt hành vi này như sau:

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi các đơn vị chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền Bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng. Phương thức và công thức tính lãi được quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Cụ thể:

Về phương thức tính lãi: ngày đầu hàng tháng.

Về Công thức tính lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Lcđi = Pcđi x K (đồng)

Trong đó:

– Lcđi: tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc tính tại tháng i (đồng).

– Pcđi: Số tiền Bảo hiểm xã hội chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Plki: Là tổng số tiền Bảo hiểm xã hội phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: Số tiền Bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp. Được xác định theo hai trường hợp: Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền Bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi; Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền Bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

– K: Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội  bình quân năm trước liền kề theo tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố.

Đối với Bảo hiểm y tế, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Trên đây là các vấn đề liên quan trả lời cho câu hỏi Cách lãi chậm nộp BHXH 2024. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi