Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5787 Lượt xem

Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?

Bóc lột lao động là hành động sử dụng quyền lực để trích xuất một cách có hệ thống nhiều giá trị từ người lao động hơn là những gì được trao cho họ, đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì trong khi đó nhiều doanh nghiệp luôn tìm cách để bóc lột sức lao động của người lao động nhằm đạt hiệu quả công việc và thu lợi nhuận. Vậy bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Bóc lột lao động là gì?

Bóc lột lao động là hành động sử dụng quyền lực để trích xuất một cách có hệ thống nhiều giá trị từ người lao động hơn là những gì được trao cho họ, đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Khi nói về khai thác, có một mối liên hệ trực tiếp với tiêu dùng trong lý thuyết xã hội và theo truyền thống, điều này sẽ coi việc khai thác là lợi dụng không công bằng của người khác vì vị trí thấp kém của họ, mang lại cho người khai thác sức mạnh.

Karl Marx được coi là nhà lý thuyết khai thác cổ điển và có ảnh hưởng nhất. Marx công nhận sự bóc lột sức lao động là bất công về mặt đạo đức, nhưng nhấn mạnh hơn vào sự bất công về kinh tế, nêu bật sự bất bình đẳng về toán học của việc trả giá trị sản xuất.

Khi phân tích khai thác, các nhà kinh tế được phân chia dựa trên lời giải thích về việc bóc lột sức lao động do Marx và Adam Smith đưa ra. Smith không xem việc khai thác là một hiện tượng có hệ thống vốn có trong các hệ thống kinh tế nhất định như Marx đã làm, mà là một sự bất công đạo đức mang tính tùy chọn. Vậy Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?

Một số hình thức bóc lột sức lao động người lao động

Dưới đây là một số hình thức bóc lột sức lao động người lao động điển hình

– Thuê trẻ em làm việc nặng nhọc với mức lương siêu rẻ

Theo quy định pháp luật cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được phép quá 7h /ngày.

Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 h/ngày, mà không ký hợp đồng lao động sẽ vi phạm pháp luật. 

– Nghỉ giữa ca – Không có lương…

Theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam, nghỉ giữa ca sẽ được tính vào giờ làm việc có hưởng lương.

Theo đó thời gian làm việc của người lao động không được quá 8 giờ trong một ngày; người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ, làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc.

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc…

Trong trường hợp hiện nay có một số doanh nghiệp không tính thời gian nghỉ giữa ca vào thời gian làm việc là trái với quy định pháp luật. Thời gian làm việc ngoài thời gian quy định nói trên thì công ty phải tính là thời giờ làm thêm và trả đủ tiền phụ cấp.

Và một số hình thức bóc lột sức lao động khác…

Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?

Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật lao động 2019 có liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

+ Phân biệt đối xử trong lao động.

+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

+ Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy bóc lột sức lao động là hành vi bị nghiêm cấm với các doanh nghiệp.

Theo Điều 13 Nghị định 28/2020 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định như sau:

– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

–  Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

+ Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.

– Biện pháp khắc phục hậu quả

+ Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi