• Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 939 Lượt xem

Giám định tư pháp là gì?

Giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp hác nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp.

Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định. Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quy chuẩn chuyên môn để thực hiện giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện. Vậy Giám định tư pháp là gì?

Khái niệm giám định tư pháp

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp hác nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp.

Vai trò của giám định tư pháp

Giám định tư pháp có các vai trò như sau:

– Thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, hoạt động giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.

– Có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.

– Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước.

– Kết luận giám định là một loại chứng cứ, có giá trị như các loại chứng cứ khác. Người giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định tư pháp.

Giám định viên tư pháp là gì?

Giám định viên tư pháp là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện giám định tư pháp

Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp

Căn cứ theo Điều 7 Luật Giám định tư pháp năm 2012, tiêu chuẩn đối với giám định viên tư pháp như sau:

– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

+ Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Giám định tư pháp là gì? Cảm ơn Quý độc giả đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Không tố giác tội phạm là gì? Không tố giác tội phạm phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi không tố giác tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động, lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là cố ý trực...

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Anh trai tôi do say rượu đã thực hiện hành vi cởi quần áo của mình và của cháu bé 10 tuổi, rồi nằm đè lên người cháu. Anh trai tôi bị tòa án tuyên 15 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Xin hỏi tòa án xét xử như vậy đúng hay...

Hành vi đánh người bị pháp luật xử lý thế nào?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất...

Phân tích điều 360 Bộ luật Hình sự

Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết...

Quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo Bộ luật hình sự

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi