Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định việc làm, giải quyết việc làm của Bộ luật lao động 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5931 Lượt xem

Quy định việc làm, giải quyết việc làm của Bộ luật lao động 2024

Việc làm là quy định có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi loại lao động trong xã hội, là quy định có tính nguyên tắc về đối tượng của lao động xã hội

Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm?

Quy định của pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm theo Điều 9 Bộ luật lao động 2019:

1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Quy định của Bộ luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm 

Việc làm được quy định từ khi ban hành Bộ luật Lao động đầu tiên (năm 1994), được coi là quy định có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà còn có ý nghĩa đối với tất cả mọi loại lao động trong xã hội, là quy định có tính nguyên tắc về đối tượng của lao động xã hội. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, áp dụng quy định nêu trên cần chú ý mấy điểm sau đây:

1.  Việc làm là một danh từ chỉ hiện tượng, sự việc qua đó người sử dụng lao động cam kết, phân công, chuyển giao cho người lao động tham gia quan hệ lao động với mình thực hiện. Người lao động (sẽ) sử dụng thể lực, trí lực, với những kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm, trách nhiệm và cả tình cảm của chính mình để tiến hành thực hiện việc làm, tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần, tạo ra giá trị và giá trị sử dụng cho xã hội.

Người thực hiện việc làm (lao động) đồng thời tạo ra thu nhập cho chính bản thân mình. Thu nhập của người lao động thông qua hoạt động lao động với một việc làm hợp pháp là loại thu nhập hợp pháp và minh bạch nhất, sạch sẽ nhất, đáng được trân trọng nhất trong xã hội.

2. Vì việc làm là đối tượng của lao động nên có thể suy luận rằng, không có việc làm đồng nghĩa với việc không có lao động. Sự suy luận này cho thấy không thể đồng nhất “việc làm” và “lao động”/ “hoạt động lao động”. Việc làm là những công việc, hình thức công việc, qua đó người lao động tác động (thực hiện hành vi lao động), phải là thành tố cấu thành hệ thống ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. số lượng việc làm tăng, giảm, thay đổi tuỳ thuộc nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng xã hội. Việc làm có tính quyết định đến số lượng lao động và vừa ảnh hưởng đến chất lượng lao động.

Điều này có thể thấy rõ khi một đơn vị sử dụng lao động căn cứ số lượng công việc cần thực hiện để tuyển mộ người lao động và cũng căn cứ vào các công việc đó để lựa chọn người lao động với tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.

3. Như trên đã đề cập, việc làm là đối tượng của quan hệ lao động, do đó việc làm phải bảo đảm tính cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc làm là thứ “đàng hoàng”, “tử tế”, phải được xã hội thừa nhận và tôn trọng với tính chất đối tượng là cơ sở của hoạt động/hành vi lao động – cái được coi là phương tiện kiếm sống của con người, chỉ có con người mới thực hiện hoạt động lao động, cái để phân biệt “con người” ở mọi thời đại với “con vật” dưới mọi hình thức.

Việc làm không chỉ là cơ sở đánh giá khía cạnh vật chất (tính nặng nhọc, lượng giá trị tạo ra từ việc thực hiện việc làm, lượng giá trị đầu tư tạo việc làm, loại tiêu chuẩn lao động có thể thực hiện việc làm…) mà việc làm còn phản ánh khía cạnh tinh thần, một đặc trưng rất quan trọng trong quan hệ lao động. Đó là, sự cao quý, niềm vinh dự, sự hãnh diện, niềm hạnh phúc, vui, buồn…của con người đối với việc làm; sự nhìn nhận và đánh giá của xã hội đối với sự cống hiến của người lao động qua thực hiện việc làm đó. Vì vậy, việc làm không chỉ là để thực hiện hành vi lao động – “phương tiện kiếm sống”, mà còn là cơ hội khẳng định mình, cơ hội phát triển của con người. Bất cứ hình thái nào giống việc làm nhưng không hợp pháp, trái luân lý (ví dụ: việc đốc công đánh đập, chửi rủa công nhân; việc buôn bán, vận chuyển…ma tuý, việc trộm cắp để kiếm tiền…) thì không thể coi là “việc làm” theo đúng nghĩa của từ này.

Đối với Nhà nước, chủ thể quản lý xã hội, đồng thời là “người sử dụng lao động” lớn nhất trong xã hội, việc tạo ra việc làm, nâng cao giá trị của việc làm là vô cùng quan trọng. Vì, mọi thu nhập chủ yếu của Nhà nước đều từ hoạt động lao động. Sinh hoạt quan trọng nhất của Nhà nước và của các doanh nghiệp chính là sự vận động tạo việc làm và thực hiện việc làm. Vì vậy, chính sách tạo và giải quyết việc làm là chính sách có ý nghĩa sống còn của Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất tạo việc làm. Điều quan trọng nhất là Nhà nước có chính sách hợp lý, trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội, căn cứ vào bối cảnh thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển, nhu cầu phát triển, Nhà nước quy định, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể trong xã hội tham gia giải quyết việc làm, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động (đầu tư thành lập doanh nghiệp, mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở thêm ngành nghề mới, miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi…).

Từ những năm 1980 Nhà nước đã có chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; những năm 1990 Nhà nước thông qua các đạo luật về doanh nghiệp… đó chính là triển khai những chính sách lớn nhằm tạo và giải quyết việc làm, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Với vai trò, chức năng của mình, Nhà nước không thể tạo và giải quyết việc làm cho người lao động mà điều quan trọng là tạo “cơ hội” việc làm bình đẳng cho người lao động. Từ đó, người lao động được quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình..

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi