Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bị cách chức không có lý do phải làm thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2496 Lượt xem

Bị cách chức không có lý do phải làm thế nào?

Tôi bị công ty ra quyết định cách chức từ Giám đốc hành chính nhân sự xuống Phó giám đốc hành chính nhân sự. Luật sư cho tôi hỏi việc ra quyết định đó là đúng hay sai?

Câu hỏi:

Tôi có giữ chức Giám đốc hành chính nhân sự của một công ty sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 7/2016, chủ tịch Hội đồng quản trị đột ngột ra quyết định cách chức tôi, từ Giám đốc hành chính nhân sự xuống Phó giám đốc hành chính nhân sự. Tuy nhiên, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và bản thân nhận thấy không có sai phạm gì trong làm việc. Như vậy, cho tôi hỏi việc làm cách chức tôi có đúng không? và tôi phải làm thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi này, Luật sư tư vấn luật lao động xin trả lời như sau:

Vấn đề của bạn đó là bạn đã bị cách chức từ Giám đốc hành chính nhân sự xuống Phó Giám đốc hành chính nhân sự mà không nhận được một lý do cụ thể. Việc kỷ luật này là trái với quy định của pháp luật do những lý do sau:

Thứ nhất: Bạn không vi phạm nội quy lao động. Cách chức là một hình thức kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải”.

Như vậy, bạn đã bị lãnh đạo công ty thực hiện hình thức kỷ luật. Kỷ luật lao động được hiểu là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động (Điều 118 Bộ luật lao động năm 2012). Vì vậy, lãnh đạo công ty cần căn cứ vào những hành vi của bạn khi bạn thực hiện không đúng những điều quy định trong nội quy lao động thì bạn mới bị áp dụng các hình thức xử phạt.

Thứ hai, về trình tự xử lý kỷ luật lao động. Rõ ràng thấy được lãnh đạo công ty đã thực hiện không đúng nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động 2012:

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này”;

Được hướng dẫn tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

“Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do”.

Như vậy, xét về trình tự xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động phải mở một cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với bạn, trong cuộc họp đó phải có sự tham gia của người sử dụng lao động, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở. Trong cuộc họp, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự bào chữa. Và việc xử kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Điều này nhằm bảo về quyền và lợi ích của người lao động cũng như tạo một môi trường làm việc công khai, minh bạch. Trong trường hợp của bạn thì công ty đã không thực hiện đúng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, đột ngột ra quyết định cách chức bạn khi chưa thực hiện cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và cũng không chứng minh lỗi của bạn.

Tóm lại, việc công ty cách chức bạn là một hình thức xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên việc đó là trái pháp luật do công ty đã vi phạm về những điều kiện cũng như trình tự xử lý kỷ luật lao động. Bạn nên có ý kiến đối với công ty, yêu cầu lãnh đạo công ty có lý do chính đáng và thực hiện đúng thủ tục xử lý kỷ luật lao động để bảo về quyền lợi của mình. Nếu công ty không thể chứng minh được lỗi của bạn thì quyết định cách chức sẽ không có hiệu lực.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi