• Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3051 Lượt xem

Chi phí hợp lý là gì?

Chi phí hợp để được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải là chi phí đáp đúng đủ các điều kiện: thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp; Khi mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chi phí hợp lý là chi phí được sử dụng để khấu trừ cho doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu cụ thể về Chi phí hợp lý là gì? không phải là dễ. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Chi phí hợp lý là gì?

Theo như khái niệm trên thì chi phí hợp lý bao gồm chi phí và tính hợp lý của những chi phí đó. Thông thường chi phí là những khoản chi tiêu mà chúng ta sử dụng để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Tuy nhiên khái niệm chi phí hợp lý như đã đề cập trên là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tế thì khi doanh nghiệp tiến hành những hoạt động thì cần những khoản chi phí, có thể kể đến là chi phí thuê mặt bằng kho bãi, chi phí chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị máy móc, chi phí thuê nhân công…

Như đã giới thiệu ở trên thì chi phí hợp lý dùng để khấu trừ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nên để đảm bảo tính công bằng và phù hợp thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về điều kiện đối với chi phí hợp lý.

Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“ a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì chi phí hợp để được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải là chi phí đáp đúng đủ các điều kiện: thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp; Khi mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chi phí hợp lý tiếng Anh là gì?

Chi phí hợp lý trong tiếng Anh là Allowable Expenses.

Không hợp lý tiếng Anh là gì?

Không hợp lý trong tiếng Anh (illogical English) là cách sử dụng tiếng Anh mà không tuân theo các quy tắc logic và khả năng hiểu được của người đọc hoặc người nghe. Điều này có thể làm cho thông điệp trở nên khó hiểu, mâu thuẫn hoặc không hợp lý.

Các ví dụ về không hợp lý trong tiếng Anh bao gồm sử dụng từ không phù hợp, sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành không đúng ngữ cảnh, hoặc sử dụng cấu trúc câu mà không tuân theo các quy tắc logic.

Ví dụ về một câu không hợp lý trong tiếng Anh:

“The elephant played the piano beautifully.”

Trong câu này, ý tưởng về một con voi đánh đàn piano rõ ràng là không hợp lý và không tuân theo các quy tắc logic. Một cách đúng hơn để viết câu này sẽ là: “The pianist played the piano beautifully.” (Người chơi đàn piano đã chơi đàn đẹp.)

Ví dụ về chi phí hợp lý

Như đã trình bày ở phần trên về chi phí hợp lý là gì? thì có thể lấy một số ví dụ như:

– Chi phí thuê mặt bằng, kho bãi của doanh nghiệp

– Chi phí trả tiền công lao động

– Chi phí điện nước của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

– Chi phí mua thiết bị văn phòng phẩm

– Chi phí tiền thưởng cho người lao động

– Chi phí mua hàng hóa, nguyên liệu đầu vào

Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn là những khoản nào?

Một trong những điều kiện để được xác định là chi phí hợp lý là Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với một số khoản chi không cần hóa đơn vẫn được coi là chi phí hợp lý.

Căn cứ theo khoản 2.4 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quý định:

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Cần lưu ý rằng: Các khoản mua đầu vào không cần hóa đơn áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải mua trực tiếp của người sản xuất, khai thác từ thiên nhiên, thu nhặt phế liệu hoặc của người kinh doanh nhỏ có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống; Đồng thời lưu ý rằng doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống được áp dụng là doanh thu của người bán hàng cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung bài viết về Chi phí hợp lý là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi