Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hướng dẫn viết Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1224 Lượt xem

Hướng dẫn viết Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Qua bài viết này chúng tôi sẽ Hướng dẫn viết Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp để khách hàng tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một việc quan trọng, xác lập quyền sở hữu độc quyền của mình với sản phẩm mà mình sáng tạo ra, tránh các trường hợp bên khác sao chép, làm giả sản phẩm trên thị trường và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Thế nhưng cách viết Bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký thế nào vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người, qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là gì?

Bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp là việc trình bày những đặc điểm, đường nét, hình khối, màu sắc của việc Kiểu dáng công nghiệp qua từng câu chữ trên trang giấy, sao cho khi người đọc nhìn vào, họ có thể hình dung qua được về kiểu dáng công nghiệp này, xác định được Kiểu dáng dùng trong lĩnh vực gì, có những điểm mới nào để bảo hộ.

Bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp là một tài liệu bắt buộc, là cơ sở để Cục sở hữu trí tuệ thẩm định Kiểu dáng để cấp bằng độc quyền bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Khi tiến hành thủ tục đăng ký Kiểu dáng công nghiệp, các bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, tránh các trường hợp bị từ chối hồ sơ hay phải sửa hồ sơ khi nộp, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo quyền ưu tiên với Sản phẩm của mình.

Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

– Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai theo mẫu do Cục sở hữu trí tuệ quy định): 02 Tờ khai

– Bản mô tả Đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 02 Bản

– Bộ ảnh chụp các chiều của Kiểu dáng công nghiệp: 02 bộ

Tùy thuộc vào từng Kiểu dáng cụ thể mà có các chiều khác nhau, thông thường bao gồm 07 ảnh thể hiện các chiều: Ảnh tổng thể, mặt trước, mặt sau, mặt trái, mặt phải, mặt trên, mặt dưới.

Lưu ý: Bộ ảnh Kiểu dáng phải rõ ràng, sắc nét, nếu kiểu dáng công nghiệp có màu sắc thì bộ ảnh phải in màu.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí: 01 bản

– Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (nếu có): 01 bản

– Bản dịch bằng tiếng Việt của Bản mô tả Kiểu dáng nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó: 02 bản

– Giấy ủy quyền (nếu có): 01 bản

Lưu ý:

+ Giấy ủy quyền có thể bổ sung trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

+ Bản dịch bằng tiếng Việt của bản mô tả có thể bổ sung trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua đường bưu điện để được tiếp nhận.

Nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Trong bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp, ta cần xác định những nội dung cơ bản cần phải có bao gồm các nội dung sau:

– Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

– Phân loại Kiểu dáng công nghiệp

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

– Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết

– Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ

– Bản chất của kiểu dáng công nghiệp

Hướng dẫn viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin trong Kiểu dáng công nghiệp, chúng ta đi vào chi tiết của Bản mô tả

– Tiêu đề: Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

– Tên kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như Chai nước, Hộp đựng sản phẩm, Máy xúc…

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như sử dụng đựng hoa, đựng nước, thiết bị y tế…

– Phân loại Kiểu dáng công nghiệp: Theo bảng phân loại quốc tế

– Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có

– Liệt kê ảnh chụp Kiểu dáng công nghiệp

Tương ứng với Bộ ảnh Kiểu dáng đã nhắc tới ở trên, chúng ta liệt kê cụ thể thứ tự các ảnh ứng với các chiều của kiểu dáng

+ Ảnh 1: Ảnh chụp tổng thể của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 2: Ảnh chụp mặt trước của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 3: Ảnh chụp mặt sau của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 4: Ảnh chụp mặt trái của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 5: Ảnh chụp mặt phải của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 6: Ảnh chụp mặt trên của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 7: Ảnh chụp mặt dưới của Kiểu dáng công nghiệp

– Mô tả kiểu dáng công nghiệp:

+ Kiểu dáng công nghiệp gồm các phần…

+ Mô tả cụ thể từng phần và chi tiết trên đó

+ Bản chất của kiểu dáng công nghiệp: Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

– Yêu cầu bảo hộ: Bảo hộ tổng thể kiểu dáng công nghiệp như được thể hiện trên bộ bản vẽ và phần mô tả

BẢN MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Tên sản phẩm mang KDCN: Nắp bồn cầu

2. Phân loại quốc tế KDCN: 23-02

3. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN: Sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực vệ sinh

4. Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có

5. Liệt kê ảnh chụp KDCN: 4 bộ x 06 hình

Ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp:

Ảnh 1: Ảnh tổng thể của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh 2: Ảnh từ phía trước của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh 3: Ảnh từ phía sau của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh 4: Ảnh từ bên trái của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh từ bên phải của kiểu dáng công nghiệp giống với ảnh từ bên trái của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh 5: Ảnh từ phía trên của kiểu dáng công nghiệp

Ảnh 6: Ảnh từ phía dưới của kiểu dáng công nghiệp

6. Mô tả: Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là Kiểu dáng công nghiệp Nắp bồn cầu. KDCN bao gồm nhiều đặc điểm mới, được thiết kế như sau:

Tổng thể kiểu dáng công nghiệp có dạng một nửa hình bầu dục gồm là phần nắp đậy, phần nắp ngồi và khớp nối. Phần nắp đậy nằm ở phía trên được thiết kế phẳng ở trên bề mặt, xung quanh là các đường viền mảnh, ở chính giữa có 02 đường kẻ sọc thẳng, nhìn từ phía bên trái ở bên trong phần nắp đậy là một hình bầu dục tương ứng nhô ra nối liền với viền của nắp đậy.

Phần nắp ngồi được thiết kế nằm ở dưới phần nắp đậy, có dạng là nửa hình bầu dục mảnh dần ra phía ngoài, rỗng ở bên trong giống hình quả trứng, từ trên nhìn xuống ở phần mép nhọn có đường vòng cung nhỏ hướng ra bên ngoài. Từ bên dưới nhìn lên, nằm trong phần nắp ngồi là 04 phần gờ có dạng hình chữ nhật nhỏ bo tròn 04, được đặt ở 04 góc của phần nắp ngồi.

Phần khớp nối là bộ phận nối giữa phần nắp đậy và nắp ngồi, được thiết kế lõm vào 1 khoảng dạng hình chữ nhật ở phần nắp ngồi và nhô ra phía ngoài 1 hình dạng vòng cung khi nhìn từ trên xuống, bên trong hình chữ nhật này có hình chữ nhật nhỏ hơn, nằm ở phía bên trái và phải phần khớp nối là 02 hình chữ nhật nhỏ được thể hiện là mấu nối giữa phần nắp đậy và nắp ngồi. Từ dưới nhìn lên, bên trong là các chi tiết nhỏ với các khối hình khác nhau, cụ thể, ở phía trên có 02 hình trụ tròn, trong mỗi trụ tròn này là các khối hình chữ nhật nhỏ, bên dưới 02 hình trụ tròn là 02 hình tròn có 02 ốc vít phía trên, chính giữa là các đường kẻ sọc.

7. Yêu cầu bảo hộ

Xin yêu cầu bảo hộ tổng thể kiểu dáng công nghiệp Nắp bồn cầu như được thể hiện trong nội dung mô tả nêu trên và các hình từ 1 đến 6 đính kèm.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Hoàng Phi

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Hoàng Phi là một dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy giúp khách hàng bảo vệ và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểu dáng công nghiệp.

Luật Hoàng Phi là một công ty luật hàng đầu có chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền tác giả. Đội ngũ luật sư tại Luật Hoàng Phi có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm rộng rãi trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến kiểu dáng công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hoàng Phi bao gồm các bước chính như sau:

– Tư vấn thủ tục đăng ký: Luật sư sẽ tư vấn khách hàng về quy trình và yêu cầu pháp lý liên quan đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

– Tư vấn chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Luật sư của Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

– Đại diện nộp đơn Đăng ký: Luật sư sẽ chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ đại diện cho bạn trong việc nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ.

– Theo dõi đơn đăng ký sau khi nộp: Sau khi nộp đơn đăng ký, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng và bảo vệ quyền lợi của bạn liên quan đến kiểu dáng công nghiệp. Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đối phó với các vi phạm và xâm phạm tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp bảo vệ phù hợp.

Sau khi tìm hiểu, chúng ta có thể nắm được những yếu tố cơ bản cần có trong Bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp, nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc cần làm rõ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn theo các phương thức sau:

– Hotline tư vấn dịch vụ, báo giá: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Hotline liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn pháp luật pháp lý về KDCN: 1900 6557

– Điện thoại khu vực miền Bắc: 024.6285.2839

– Điện thoại khu vực miền Nam: 028.73090.686

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi