Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không xin phép
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5753 Lượt xem

Xử phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không xin phép

Gia đình tôi có thửa đất diện tích 600m2 được Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng là đất trồng lúa. Nay, tôi muốn sử dụng khoảng 350m2 trong thửa đất nói trên để xây nhà riêng cho con trai tôi. Xin hỏi luật sư tôi có vi phạm pháp luật đất đai không? và nếu có thì bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi là Nguyễn Văn Ninh ở Thái Nguyên, có vấn đề thắc mắc muốn luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau: Gia đình tôi có thửa đất diện tích 600m2, được Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng là đất trồng lúa. Tháng 6/2017 này, con trai tôi lấy vợ nên tôi muốn sử dụng khoảng 350m2 trong thửa đất nói trên để xây nhà riêng cho con trai tôi. vậy, xin hỏi luật sư tôi làm như vậy có được không? có vi phạm pháp luật đất đai không? và nếu có thì bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

 Căn cứ Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”

Xử phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không xin phép

Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Như bạn đã trình bày, bạn muốn sử dụng khoảng 350m2 trong thửa đất 600m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên để xây nhà riêng cho con trai mình. Theo quy định trên thì bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, cụ thể là đã sử dụng đất không đúng mục đích: chuyển mục đích diện tích đất trồng lúa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành đất ở mà không xin phép.

Căn cứ quy định tại Điều 206 Luật đất đai 2013 thì người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định như sau:

“Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

[…]

3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Trong trường hợp này, bạn đã có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở là đất phi nông nghiệp, với diện tích 350 m2 (nhỏ hơn 0,5 héc ta). Do đó, bạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì bạn còn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có) do hành vi vi phạm nêu trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi