Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Xem doanh thu doanh nghiệp ở đâu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 4180 Lượt xem

Xem doanh thu doanh nghiệp ở đâu?

Doanh thu là toàn bộ phần tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ của một cá nhân, tổ chức. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.

Doanh thu của doanh nghiệp là dữ liệu dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Theo đó vấn đề doanh thu cũng được rất nhiều người quan tâm, vậy Xem doanh thu doanh nghiệp ở đâu?

Doanh thu là gì?

Doanh thu là toàn bộ phần tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ của một cá nhân, tổ chức.

Dựa vào doanh thu thực tế có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho cá nhân, tổ chức đó.

Hay nói cách khác doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình.

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.

Xem doanh thu doanh nghiệp ở đâu? nội dung tiếp theo sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Cách tra cứu doanh thu của doanh nghiệp

Hiện nay chỉ có thể tra cứu được các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp,… trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trên website của tổng cục thuế mà không tra cứu được doanh thu của doanh nghiệp.

Vậy Xem doanh thu doanh nghiệp ở đâu? câu trả lời là hiện nay không tra cứu được doanh thu của doanh nghiệp bởi vì đây là thông tin nội bộ của doanh nghiệp.

Phân biệt doanh thu và thu nhập

Doanh thu là tất cả tài sản của một cá nhân hay tổ chức thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoản thời gian. Còn thu nhập là khoản chênh lệch giữa chi phí hàng hóa và doanh thu bán hàng.

Chức năng chính của doanh thu là hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp, cá nhân đã chi trả cho việc mua, sản xuất hàng hóa. Còn thu nhập là mức giá trị thực đã trừ chi phí mà doanh nghiệp nhận về sau khi bán hàng.

Với doanh thu, doanh nghiệp phải tính dựa trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ bán ra nhân với đơn giá sản phẩm, dịch vụ cộng cho các khoản phụ thu khác. Nhưng thu nhập thì lại được tính bằng giá trị tất cả các hợp đồng dịch vụ hoặc số lượng khách hàng nhân với giá của dịch vụ.

Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp

– Doanh thu của một doanh nghiệp phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó.

Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Doanh thu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.

– Là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động trong thời gian tới.

– Có nguồn vốn sẵn để sản xuất kinh doanh tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn,  doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thủ tục thành lập Doanh nghiệp

Công thức tính doanh thu

Các loại doanh thu gồm: Doanh thu từ hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại.

Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất).

Doanh thu tài chính gồm:

– Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . .

– Cổ tức lợi nhuận được chia;

– Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

– Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

– Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

Công thức tính doanh thu như sau:

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.

Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Có thể thấy được rằng doanh thu và doanh thu thuần là hai khái niệm khác nhau.

– Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực là khoản doanh thu đạt được sau khi đã khấu trừ đi tất cả các khoản giảm trừ như thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng.

– Dựa vào công thức trên ta có thể thấy doanh thu thuần là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế.  Còn doanh thu được hiểu là toàn bộ khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi bán một đơn vị sản phẩm mà chưa trừ các loại thuế và các chi phí giảm giá, chiết khấu khác.

– Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nhiều loại doanh thu như: doanh thu thuần, doanh thu ròng…

Vì thế việc hiểu rõ định nghĩa của từng loại doanh thu sẽ giúp cho các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó xác định đúng mục tiêu và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. 

Đánh giá bài viết:
2.5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi