Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3156 Lượt xem

Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình?

Theo nội dung định nghĩa của UNCLOS 1982 thì nội thủy là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng (vùng nước bên trong đường cơ sở quần đảo là vùng nước quần đảo).

Biển đảo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như toàn dân ta quan tâm và chú trọng. Trước những diễn biến căng thẳng và phức tạp của các tranh chấp trên biển thì câu hỏi Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? được nhiều bạn đọc quan tâm.

Vùng nội thủy là gì?

Trước khi tìm hiểu Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? thì chúng ta cần hiểu vùng nội thủy là gì.

Theo nội dung định nghĩa của UNCLOS 1982 thì vùng nội thủy là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng (vùng nước bên trong đường cơ sở quần đảo là vùng nước quần đảo). Nội thủy là vùng biển gần ngay sát bờ biển, bao gồm cả vùng nước cảng biển và vùng nước bên trong đường đóng cửa vịnh. Nội thủy không bao gồm vùng nước hay hồ nước bên trong lãnh thổ đất liền, như các hồ Dầu Tiếng của Việt Nam, Biển Hồ của Campuchia hay Biển Caspia.

Theo công ước của Liên hợp Quốc về luật biển, một nước ven biển có năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền.

Theo Pháp luật Việt Nam quy định tại Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 – 6 – 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 – 01 – 2013) có quy định về nội thủy tại Chương II. Cụ thể căn cứ theo Điều 9 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”. Theo đó, nội thủy của Việt Nam bao gồm: biển nội địa, các cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và các vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở; trong đó, vùng nước lịch sử cũng thuộc chế độ nội thủy.

Vậy Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình

Để giải đáp câu hỏi Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? thì tại Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 – 6 – 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 – 01 – 2013) có quy định tại Điều 10 thì xác định chế độ pháp lý của nội thuỷ như sau: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thuỷ như lãnh thổ đất liền.

Có thể khẳng định Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nội thủy và bầu trời phía trên như lãnh thổ đất liền. Các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các quy tắc riêng. Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các qui tắc riêng biệt. Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở đùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng nói trên.

Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.

Việc quy định nội thủy trong Luật Biển Việt Nam là sự kế thừa các tuyên bố về đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn thống nhất, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của Luật Biển Việt Nam để thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ ở vùng nội thủy Việt Nam.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi