Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Nguyên quan là gì? Phân biệt nguyên quán và quê quán?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5620 Lượt xem

Nguyên quan là gì? Phân biệt nguyên quán và quê quán?

Nguyên quán là một thuật ngữ chỉ quê gốc của một cá nhân, được xác định bằng các căn cứ nhất định, thông thường theo đa số quan điểm thì nguyên quán là nơi mà ông bà nội sinh (nếu theo họ cha) và nơi mà ông bà ngoài sinh (nếu như theo họ mẹ)

Nguyên quán và quê quán là hai từ đã quá quen thuộc với mỗi người. Hai khái niệm này xuất hiện nhiều nhất trong những giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân hoặc những giấy liên quan đến thông tin cá nhân mà chúng ta thường gặp trong những trường hợp cần khai thông tin cá nhân cho cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, nguyên quán và quê quán là gì? Hai khái niệm nguyên quán và quê quán có giống nhau không? Đây là thắc mắc mà không phải ai cũng phân biệt được, dẫn đến tình trạng nhiều người nhầm lẫn và điền sai thông tin cá nhân trong những trường hợp cần thiết.

Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi Nguyên quán và quê quán là gì và Nguyên quán và quê quán có giống nhau không?

Nguyên quán là gì?

Nguyên quán là một thuật ngữ chỉ quê gốc của một cá nhân, được xác định bằng các căn cứ nhất định, thông thường theo đa số quan điểm thì nguyên quán là nơi mà ông bà nội sinh (nếu theo họ cha) và nơi mà ông bà ngoài sinh (nếu như theo họ mẹ).

Ngoài ra, việc xác định nguyên quán cũng được quy định tại điểm e, khoản 2, điều 7, thông tư 36/2014/TT-BCA như sau:

Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

Như vậy, nguyên quán được hiểu là nơi sinh của ông bà hoặc nguồn gốc, xuất xứ của bố mẹ.

Quê quán là gì?

Quê quán là nơi sinh và trưởng thành của cha hoặc mẹ, là nơi, là nơi mà cha hoặc mẹ đăng ký hộ tịch, trường hợp theo họ cha thì quê quán được xác định là nơi cha đăng ký hộ tịch, còn nếu theo họ mẹ thì quê quán được hiểu là nơi mà mẹ đăng ký hộ tịch.

Cùng với khái niệm trên thì theo khoản 8, điều 4, Luật hộ tịch 2014 quy định về quê quán như sau:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, việc xác định quê quán của một cá nhân có thể phụ thuộc vào thỏa thuận của bố mẹ cá nhân đó. Bố và mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn quê quán cho con theo quê của cha hoặc mẹ.

Trong trường hợp nếu bố và mẹ không thể thỏa thuận được về quê quán của con thì việc xác định quê quán của con sẽ được tuân theo tập quán của địa phương mà con được sinh ra. Thông thường tại Việt Nam thì đa số địa phương đều xác định quê quán của con theo nơi đăng ký hộ tịch của cho, chỉ có một số ít địa phương là xác định quê quán theo nơi đăng ký hộ tịch của người mẹ.

Trú quán là gì?

Là nơi sinh sống thường xuyên của một người bất kỳ, được xác định theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, theo quy định của Luật cư trú của Việt Nam hiện hành không có định nghĩa về chú quan mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó nơi họ thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú. Do đó, trú quán thực chất là nơi cư trú của một công dân và được xác định là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi tạm trú.

Nguyên quán và quê quán có khác nhau hay không?

Về mặt từ ngữ thì cả nguyên quán và quê quán đều được nhắc chung đến quê, đều chỉ về nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Song về bản chất về tính pháp lý thì nguyên quán và quê quán không giống nhau.

Nếu như nguyên quán được xác định theo nguồn gốc của ông bà nội hoặc ông bà ngoại thì quê quán lại được xác định theo quê quán của cha hoặc của mẹ theo thỏa thuận giữa cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi nhận trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Với trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được với nhau về lựa chọn quê quán thì quê quán được sẽ được xác định theo tập quán. Tuy nhiên, chúng tôi thấy phần lớn số đông khi xác định quê quán theo tập quán, sẽ xác định theo quê quán của cha, chỉ có một số nhỏ xác định theo quê quán của mẹ.

Thực tế thì Bộ Công an và Bộ tư pháp trong hoạt động của mình vẫn sử dụng cả 02 cụm từ quê quán và nguyên quán. Với Bộ công an thì sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ chứng minh về nơi cư trú như Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, số hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Còn Bộ Tư pháp lại sử dụng quê quán trong Giấy khai sinh và căn cước công dân.

Như vậy mặc dù sử dụng cả nguyên quán và quê quán nhưng ngay chính các cơ quan áp dụng sử dụng thuật ngữ này cũng chưa có sự đồng nhất, nhất là Bộ công an. Bởi trước kia đối với các thông tin liên quan đến sổ hộ khẩu thì:

Tại Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực thì sổ hộ khẩu tại mục nguyên quán được thay đổi bằng quê quán nhưng sau đó tại Thông tư 36/2014/TT-BCA có hiệu lực thì mục quê quán lại được đổi thành nguyên quán.

Ngoài ra còn có sự thay đổi với chứng minh nhân dân như sau:

Tại Nghị định 170/2007/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì trên mẫu chứng minh nhân dân 9 số mới có thay đổi chuyển về quê quán thay cho phần nguyên quán.

Sau đó, đến chứng minh nhân dân 12 số và chuyển sang thẻ Căn cước công dân năm 2016 thì lại chuyển sang đều dùng là quê quán.

Và đến nay thì nguyên quán và quê quán vẫn được dùng song song, trong các loại biểu mẫu theo quy định về cư trú vẫn sử dụng mục nguyên quán, riêng  đối với thẻ Căn cước công dân và giấy khai sinh thì dùng quê quán.

Nguyên quán và quê quán có giống nhau không?

Trên thực tế, nhiều cá nhân thường có nguyên quán và quê quán là cùng một địa điểm, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nguyên quán và quê quán là hai khái niệm giống nhau.

Vậy nguyên quán và quê quán có giống nhau không?, mời quý vị tham khảo nội dung dưới đây để nắm rõ vấn đề này.

Nguyên quán và quê quán tuy đều dung để chỉ nguồn gốc của một cá nhân nào đó nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc xác định nguyên quán, quê quán cũng không hoàn toàn giống nhau.

Thực tiễn cũng như những quy định của pháp luật quy định rằng nguyên quán là nguồn gốc, nơi mà ông bà của một cá nhân nào đó được sinh ra, còn quê quán là nơi mà cha hoặc mẹ của một cá nhân đăng ký hộ tịch.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiện nay thì khái niệm nguyên quán và quê vẫn được sử dụng một cách song song và chưa có sự đồng nhất.

Hiện nay, những loại giấy tờ theo mẫu cũ được ghi là nguyên quán vả cả quê quán, còn một số giấy tờ theo mẫu mới chỉ có mục quê quán. Tuy nhiên những giấy tờ này vẫn được coi là giấy tờ có giá trị pháp lý như nhau.

Phân biệt nguyên quán và quê quán

Với khái niệm đã trình bày ở trên thì Quý độc giả hoàn toàn có thể hình dung ra được điểm khác biệt cơ bản của nguyên quán và quê quán. Tuy nhiên, chúng tôi se cung cấp một số cơ sở để phân biệt nguyên quán và quê quán, cụ thể:

– Phân biệt theo giấy tờ:

+ Nguyên quán sẽ được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới của hiện tại.

+ Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Do đó, nguyên quán và quê quán đều nhằm chỉ nguồn gốc, xuất xử của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán được xác định sâu, rõ ràng và xa hơn so với quê quán.

– Căn cứ pháp lý:

Căn cứ theo pháp lý thì nguyên quán được Bộ Công an sử dụng trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, chứng minh nhân dân… Còn quê quán chỉ được Bộ Tư pháp dùng trong Giấy khai sinh.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nội dung Nguyên quán và quê quán có giống nhau không?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Nguyên quán và quê quán có giống nhau không? Bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi