Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3085 Lượt xem

Vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Em đang bị áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thời hạn 3 tháng. Do có việc nên em định đi xuống Hà Nội khoảng 2 ngày. Xin hỏi Luật sự em có được vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian này không? Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có trách nhiệm gì?

Câu hỏi:

Em là Nguyễn Hải Phong ở Sơn La, em đang bị áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thời hạn 3 tháng. Do có việc nên em định đi xuống Hà Nội khoảng 2 ngày nhưng tổ trưởng tổ dân phố nói rằng em không được phép đi ra khỏi địa phương trong thời gian đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Xin hỏi Luật sự tổ trưởng tổ dân phố nói như vậy có đúng không? Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều 33 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú như sau:

Điều 33. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú

1. Người được giáo dục có thể được vắng mặt tại nơi cư trú, nếu có lý do chính đángphải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp này và phải thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú dưới 15 ngày, thì phải thông báo với người được phân công giúp đỡ về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến tạm trú.

Người được phân công giúp đỡ phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú về việc người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú;

b) Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ 15 ngày đến 30 ngày, người được giáo dục hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú. Người được phân công giúp đỡ phải có ý kiến trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định ngay sau khi nhận được đơn; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

2. Thời gian người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú mà không báo cáo hoặc không được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

Vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã thì có trách nhiệm gì?

Đồng thời, Điều 7 Thông tư 48/2014/TT – BCA hướng dẫn chi tiết về điều này như sau:

“Điều 7. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú
1. Người được giáo dục có thể được vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải thực hiện việc khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nhưng tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp này, trừ trường hợp người được giáo dục bị đau, ốm phải điều trị tại các cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

2. Người được giáo dục có trách nhiệm trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú. Khi hết thời hạn tạm trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú về thời gian tạm trú và việc chấp hành pháp luật tại nơi đến tạm trú.

3. Nếu người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú mà không báo cáo, không được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, không trình báo với Công an cấp xã nơi đến tạm trú, hết thời hạn tạm trú mà không được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi đến tạm trú, trong thời gian tạm trú mà vi phạm pháp luật thì thời gian vắng mặt đó không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp này, Trưởng Công an cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định gia hạn thời gian chấp hành đối với người được giáo dục cho đến khi chấp hành đủ thời gian theo quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

Với trường hợp của bạn, bạn chỉ thông tin với chúng tôi rằng bạn có việc phải đi xuống Hà Nội khoảng 2 ngày mà không rõ việc đó là việc gì? Bạn chỉ được phép dời vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi:

+ Bạn có lý do chính đáng. Pháp luật không quy định rõ thế nào là lý do chính đáng trong trường hợp này nhưng có thể hiểu đó là những công việc đột xuất, cần thiết phải dời khỏi nơi cư trú trong một thời gian nhất định (chẳng han ốm nặng phải đi khám bệnh, người thân mất…)

+ Bạn phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú (trường hợp bạn vắng mặt 2 ngày nên theo Điểm a, Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thì bạn phải thông báo với người được phân công giúp đỡ về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến tạm trú)

Như vậy, nếu bạn có lý do chính đáng và thực hiện thủ tục thông báo cho người có thẩm quyền thì bạn sẽ được phép rời khỏi nơi cư trú (tối đa chỉ được vắng mặt 30 ngày) và ngược lại.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thì người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có những trách nhiệm sau:

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục

(…)

2. Trong thời gian chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người được giáo dục có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;

b) Chịu sự quản lý, giáo dục của cơ quan và tổ chức xã hội và người được phân công giúp đỡ; người chưa thành niên còn phải chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của gia đình và nhà trường;

c) Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung đã cam kết;

d) Phải có mặt khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu;

đ) Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được phân công giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dưỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình.

Tóm lại, để xác định việc tổ trưởng tổ dân phố nói rằng bạn không được phép đi ra khỏi địa phương trong thời gian đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là đúng hay sai, bạn cần đưa ra lý do bạn vắng mặt tại nơi cư trú là gì? Nếu lý do này chính đáng thì tổ trưởng tổ dân phố nói như vậy là sai và ngược lại. Trong thời gian bị áp dụng biệp pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì bạn có những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định đã được nêu cụ thể ở trên.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi