Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
  • Thứ tư, 31/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2012 Lượt xem

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo quy định tại Điều 45 – Luật Doanh nghiệp.

Hiện nay, văn phòng đại diện của các công ty không phải là một trong những tổ chức quá xa lại đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết liên quan đến văn phòng đại diện. Chính vì thế, trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo quy định tại Điều 45 – Luật Doanh nghiệp.

– Văn phòng đại diện sẽ được chia thành 02 nhóm, cụ thể:

+ Văn phòng đại diện cho công ty có tên thương mại tại Việt Nam.

+ Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

– Pháp nhân được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,.. Theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân và các tổ chức khác.

Đặc điểm của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có những đặc điểm sau đây:

– Pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp:

Căn cứ quy định tại Điều 82 – Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp. Quy định này loại bỏ tư cách pháp nhân của những tổ chức được thành lập bất hợp pháp.

–  Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó:

Tài sản của pháp nhân hình thành từ các nguồn: Nhà nước giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp được thừa kế hay tặng cho. Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập. Sự độc lập về tài sản như sau:

+ Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân.

+ Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân. Thành viên của pháp nhân, độc lập với Cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác.

– Pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ:

+ Tổ chức là một thập thể người được dưới một hình thức nào đó phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để biến một tập thể người thành một thể thống nhất có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập.

+ Cùng với đó, pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Pháp nhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó.

+ Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân. Có nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa trong các trường hợp hay các tổ chức là một bộ phận của pháp nhân.

– Pháp nhân nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật mổ cách độc lập:

+ Pháp nhân là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hay các quan hệ khác khi pháp nhân nhân danh chính mình mà không phải nhân danh bất cứ một cá nhân hay pháp nhân khác.

+ Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định, điều lệ pháp nhân. Cùng với đó, trong quan hệ tố tụng, pháp nhân có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án.

Chức năng của Văn phòng đại diện

Chức năng chính của văn phòng đại diện bao gồm:

– Thực hiện các chức năng của văn phòng liên lạc

– Được tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mới, thị trường mới.

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 – Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, cụ thể:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Do đó, đối với câu hỏi Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không thì theo quy định của pháp luật hiện hành văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân.

Văn phòng đại diện có mã số thuế không?

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, tại Khoản 5 Điều 8 quy định: Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Bên cạnh đó Khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về Cấu trúc mã số thuế

– Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.

– Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.

Đối chiếu với khoản 2 Điều 3 Thông tư quy định “Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã” là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Như vậy, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số thuế riêng gồm 13 chữ số.

Văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh hay không?

Như đã chia sẻ ở trên,  Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, văn phòng đại diện chỉ là nơi đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp theo ủy quyền. Theo đó, Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, cũng như thực hiện các hoạt động khác có phát sinh lợi nhuận, chỉ được thực hiện các hoạt động theo đúng chức năng của mình. Nhưng Văn phòng đại diện có thể thực hiện việc ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch với đối tác theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Lưu ý:  trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. 

Như vậy, Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến văn phòng đại diện. Luật Hoàng Phi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Đánh giá bài viết:
5/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi