Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp
  • Thứ hai, 06/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2116 Lượt xem

Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp năm 2022 có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường.

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp sẽ có sự thay đổi từ năm 2021 theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Lao động 2019).

Vậy cụ thể pháp luật quy định tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp năm 2022

Căn cứ theo Điều 17, Điều 22 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Đồng thời căn cứ theo Khoản 2, Điều 54 và Khoản 2, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Lao động 2019) thì Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu tương ứng với điều kiện về tuổi trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1:

Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường.

Trường hợp 2:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khi đó Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp sẽ không cần tính đến mà được nghỉ hưu không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 3:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

Trường hợp 4:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

Trường hợp 5:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi này quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về tuổi.

Trường hợp 6:

Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu, cụ thể:

– Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

– Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

– Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trường hợp 7: 

Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng được về hưu không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 8:

Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

Cách tính lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của quân nhân được tính theo công thức sau đây:

Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

1. Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng

– Với lao động nam: Điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định:

+ Nghỉ hưu vào năm 2021, nếu đóng được 19 năm bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tỷ lệ lương hưu là 45%.

+ Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, phải đóng được 20 năm BHXH thì tỷ lệ lương hưu được hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.

– Với lao động nữ: Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghi định 33/2016 nêu rõ:

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Như vậy, với lao động nữ, khi nghỉ hưu nếu đóng được 15 năm BHXH thì tỷ lẹ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa cũng là 75%.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH của quân nhân được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP. Theo đó, khi làm việc trong quân đội thì sẽ có toàn thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Do đó, bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của quân nhân được tính như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Lưu ý:

– Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

– Với người có cả thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và cả thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định

Trong trường hợp này, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính chung cho các thời gian theo công thức:

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định/Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó, Tổng số tiền lương do Nhà nước quy định được thực hiện như trên; Tiền lương do người sử dụng lao động quy định được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm hưởng. Hệ số trượt giá được quy định cụ thể tại Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH.

Công thức tính tiền lương tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh của từng năm được tính như sau:

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chờ hưu bao nhiêu ngày?

Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư số 113/2016/TT-BQP gồm:

– Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có): Nghỉ hằng tuần; Nghỉ phép hằng năm; Nghỉ phép đặc biệt; Nghỉ ngày lễ, Tết; Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; Nghỉ chuẩn bị hưu.

– Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản.

Theo đó, không giống các đối tượng khác, quân nhân chuyên nghiệp còn có thời gian được nghỉ chuẩn bị hưu. Những đối tượng sau đây được nghỉ chuẩn bị hưu:

– Có đủ 20 năm đến dưới 25 năm đóng BHXH: Được nghỉ chờ hưu 09 tháng;

– Có từ đủ 25 năm đóng BHXH trở lên: Được nghỉ chờ hưu 12 tháng.

Trong đó, các trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp nêu trên thì quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ chuẩn bị hưu nhiều nhất đến 01 năm và vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).

Trên đây là một số chia sẻ có liên quan đến tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp. Khách hàng quan tâm cần có thêm các thông tin khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi