Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2200 Lượt xem

Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, phí công đoàn được trích từ tiền lương của cá nhân, đơn vị sử dụng lao động với tỷ lệ là 2% trên tổng tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Kinh phí công đoàn là một trong những nguồn thu của tài chính công đoàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì một số lý do nào đó dẫn đến chậm nộp, không nộp phí này thì công đoàn có được truy thu không?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đi sâu và phân tích tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp cho câu hỏi: Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào?

Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là phần kinh phí được tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo quy định của pháp luật hiện nay, phí công đoàn được trích từ tiền lương của cá nhân, đơn vị sử dụng lao động với tỷ lệ là 2% trên tổng tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 26 – Luật Công đoàn năm 2012, cụ thể:

Điều 26. Tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

[…] 2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đoang bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.”

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 4 – Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết về tài chính công đoàn, cụ thể:

“ Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan Nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động và ngươi Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Theo đó, đối với câu hỏi Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào? Thì chúng tôi xin phép trả lời rằng nếu tổ chức không đóng kinh phí công đoàn theo đúng quy định sẽ bị truy thu.

Cách sử dụng chi phí công đoàn theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định của pháp luật hiện hành công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.

– Cấp kinh phí cho cấp công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận dược kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở.

– Nộp chi phí công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở được phân cấp thu phí công đoàn. Sau khi thu phí, công đoàn cơ sở phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số chi phí đã thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

– Với những tổ chức không có công đoàn cơ sở thì mức kinh phí là 2% tổng quỹ lương là căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội được cjia, cụ thể như sau:

+ 65% do công đoàn cơ sở giữ.

+ 35% nộp về

+ 35% nộp về công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn chính công đoàn cơ sở hay chính liên đoàn lao động quận/huyện.

– Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phấn cấp thu kinh phí công công đoàn khi nhận được kinh phí từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp cơ sở. Trong đó được sử dụng 65% chi phí để thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể.

Cuối năm, nếu chi phí được sử dụng cho những hoạt động trên chưa hết thì sẽ được sử dụng cho những hoạt động trên chưa hết thì sẽ chuyển hết thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thanh lập.

Như vậy, Truy thu kinh phí công đoàn trong trường hợp nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong phần thứ hai của bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi vào phân tích một số nội dung, quy định liên quan đến cách sử dụng chi phí công đoàn hiện nay.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi