Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 840 Lượt xem

Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?

Thị trường lao động trong thời kỳ hiện nay rất rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, nhảy việc thường xuyên xảy ra đặc biệt là đối với các bạn trẻ mới ra trường. Hầu hết, người lao động hiện nay có ý thức trong việc xin thôi việc. Bên cạnh đó, có một số trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không xin phép.

Tự ý nghỉ việc dễ dàng gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc và các lợi ích khác của công ty. Vậy, người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường cho người sử dụng lao động không? Để giải đáp thắc mắc đó, chúng tôi mời quý độc giả đến với bài viết Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động?

Tự ý nghỉ việc được hiểu là việc người lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định các các trường hợp, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước, cụ thể như sau:

 – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Khi người lao động tự ý nghỉ việc nhằm mục đích đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không đáp ứng các điều kiện quy định được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái Luật. Nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên, Điều 41, Bộ Luật Lao động 2019 quy định cụ thể nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Vậy Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường?

Theo quy định tại điều 41, Bộ Luật Lao động 2019, Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật có nghĩa vụ sau:

– Không được trợ cấp thôi việc.

– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, ta thấy rằng trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Cụ thể là, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không? Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi