Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trường hợp nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1092 Lượt xem

Trường hợp nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Tôi hiện đang làm việc tại Hà Nội, tôi có lý hợp đồng lao động với một công ty thời hạn là 3 năm. Tôi muốn hỏi tôi có phải bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không? nếu thất nghiệp mức hưởng sẽ như thế nào?

 

Câu hỏi:

Xin chào Tổng đài tư vấn Luật Hoàng Phi, tôi tên là Nguyễn Văn Dũng, hiện đang làm việc tại Hà Nội, tôi đã ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp thời hạn là 3 năm. Tôi muốn hỏi tôi có phải bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không? mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Luật của chúng tôi, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Trường hợp nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp có lợi ích rất lớn với người lao động khi mà họ bị mất việc làm. Bởi vậy, người lao động trong những trường hợp nhất định phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp với hình thức bắt buộc để ổn định việc làm, đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội.

Theo quy định tại Luật Việc làm năm 2013, những đối tượng sau bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, có thể thấy Luật việc làm 2013 đã quy định rõ rằng những trường hợp phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó người lao động khi ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;(từ 1năm đến 3 năm)

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Như vậy, có thể thấy, hầu hết người lao động tham gia quan hệ lao động, ký kết hợp đồng lao động đều phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo việc làm của mình cũng như chia sẻ rủi ro cho những người lao động khác. Theo như bạn trình bày thì bạn đã ký kết hợp đồng lao động với công ty thời hạn là 3 năm, hợp đồng này chính là hợp đồng lao động xác định thời hạn (có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm). Như vậy, theo quy định trên thì bạn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Không những bạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà chủ sử dụng lao động của bạn cũng phải thực hiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện đảm bảo việc làm cho bạn.

Như vậy, hợp đồng bạn ký là hợp đồng lao động xác định thời hạn và bạn phải thực hiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Khi bạn bị mất việc làm và đạt những điều kiện nhất định để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng được quy định như sau:

Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

Ngoài ra thì bạn còn được hỗ trợ tư vấn việc làm, đào tạo việc làm, giới thiệu việc làm khi bị mất việc do rủi ro trong lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi