• Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1129 Lượt xem

Trưng cầu giám định là gì?

Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Trưng cầu giám định là một trong những thủ tục trong tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với những vụ án gây thương tích, kết quả giám định là cơ sở để xác định mức độ thiệt hại và truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy quy định pháp luật về trưng cầu giám định là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Trưng cầu giám định được quy định cụ thể tại Điều 205, điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

+ Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

+ Nội dung yêu cầu giám định;

+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Sau khi đã tìm hiểu trưng cầu giám định là gì chúng ta cùng xem các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là trường hợp nào nhé.

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

– Nguyên nhân chết người;

– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

– Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

– Mức độ ô nhiễm môi trường.

Giai đoạn tiến hành trưng cầu giám định hình sự

Vậy trong hình sự các giai đoạn tiến hành trưng cầu giám định là gì. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Ra quyết định trưng cầu giám định tư pháp

Phải có quyết định trưng cầu giám định riêng đối với từng loại đối tượng giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định, điều tra viên cần ghi rõ vào các mục tương ứng về:

– Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định;

– Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

– Tóm tắt sự việc có liên quan đến đối tượng giám định;

– Nguồn gốc và đặc điểm đổi tượng giám định;

– Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

Trong trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Kèm theo văn bản quyết định trưng cầu giám định, trong trường hợp cần thiết, cơ quan điều tra có thể làm thêm công văn, trong đó trình bày cụ thể các thông tin có liên quan đến yêu cầu giám định. Trường hợp tài liệu, vật chứng, dấu vết, mẫu vật có số lượng lớn thì cần lập bảng thống kê kèm theo biên bản giao nhận.

Thời điểm ra quyết trưng cầu giám định có thể là bất kỳ lúc nào trong cả giai đoạn điều tra vụ án. Ra quyết định lúc nào là phụ thuộc vào trạng thái vật chứng, dấu vết, mẫu vật đã thu thập được; vị trí, tính chất của két luận giám định đối với công tác điều tra; thời gian cần thiết cho hoạt động giám định… Các yếu tố đó được biểu hiện cụ thể ở các tình huống thực tế của vụ án. Điều tra viên căn cứ vào các yếu tố của tình huống đó để tính toán lựa chọn thời điểm thích hợp ra quyết định trưng cầu giám định.

Thực hiện quyết định trưng cầu giám định tư pháp

Ngay sau khi ra quyết định trưng cầu giám định, điều tra viên cần khẩn trương tiếp xúc với người, tổ chức giám định, trình bày nội dung yêu cầu giám định thật chính xác với những tài liệu, vật chứng, dấu vết, mẫu vật đưa giám định.

Trong trường hợp việc trưng cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận đối tượng giám định phải được lập thành biên bản.

Trường hợp người giám định tư pháp từ chối kết luận giám định thì cơ quan điều tra phải xem xét lý do từ chối của họ có chính đáng hay không. Theo quy định của pháp luật, người giám định có nghĩa vụ phải giữ bí mật về nội dung và kết quả giám định; song, trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: tài liệu gửi giám định có tính chất tuyệt mật…) thì ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên, điều tra viên cần nhắc lại cho người giám định yêu cầu giữ bí mật về các tài liệu, nội dung, kết quả cuộc giám định. Nếu tiết lộ thì tuỳ trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo các đỉều 263, 264, 286, 287, 327 và 328 của Bộ luật hình sự năm 1999. Nội dung thông báo này phải được ghi vào biên bản.

Trường hợp yêu cầu giám định đặt ra những vấn đề phức tạp, khó khăn, điều tra viên nên trực tiếp trao đổi, bàn bạc với giám định viên và thống nhất những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho các bên.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm các quyền của người giám định, tạo điều kiện để người giám định tiến hành giám định có hiệu quả.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được trưng cầu giám định là gì. Nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết nhanh chóng.

Trong quá trình giám định, điều tra viên không được can thiệp vào nghiệp vụ chuyên môn của người giám định, nhưng có quyền tham dự trong quá trình giám định đó; đồng thời, có thể yêu cầu người giám định giải thích những vấn đề cần thiết có liên quan đến nội dung giám định. Việc tham dự này phải được báo trước cho người giám định biết.

Cơ quan điều tra có quyền thay đổi người giám định trong những trường hợp quy định tại các điều 42, 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Cơ quan điều tra có trách nhiệm giữ mối quan hệ thường xuyên với người, tổ chức giám định trong suốt quá trình giám định để có thể tạo điều kiện tốt cho việc giám định. Điều đó cũng có tác dụng tốt cho việc đánh giá kết quả giám định, bởi vì điều tra viên đã có điều kiện theo dõi cả quá trình giám định. Cụ thể là phải:

+ Đáp ứng kịp thời, đầy đủ những yêu cầu cần thiết’ cho việc tiến hành giám định.

+ Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của người giám định, bố trí cho người giám định tham dự những buổi hỏi cung bị can, người làm chứng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.

+ Tạo điều kiện cho người giám định đến nghiên cứu tại nơi xảy ra sự việc (về thời gian, hiện vật, người giúp đờ, bảo vệ, đài thọ kinh phí cần thiết cho yêu cầu nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm…).

Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan điều tra và người, tổ chức giám định phải được tiến hành thường xuyên. Trong những tình huống khẩn cầu của cuộc điều tra, cơ quan điều tra có thể tổ chức cho giám định viên tiến hành giám định tại nơi điều tra.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi