Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân theo quy định 2024
Xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được hiểu là hành vi cản trở công dân thực hiện các quyền hội họp, lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nưốc và của nhân dân, cản trở quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân theo quy định 2024 quy định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân là gì?
Theo quy định tại Điều 163 – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân như sau:
Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân theo Bộ luật hình sự
Thứ nhất: Cấu thành tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi. Có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng…, được hiểu là người phạm tội dùng các thủ đoạn, biện pháp làm cho người khác không thể thực hiện được các quyền hợp pháp nêu trên của mình.
– Dấu hiệu khác. Người thực hiện hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi nêu trên mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Lưu ý:
– Trường hợp người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong ba quyền chính trị của công dân ghi trong điều luật (ví dụ: xử phạt hành vi xâm phạm quyền hội họp), nay lại xâm phạm vào một trong ba quyền khác ghi trong điều luật (ví dụ: xâm phạm vào quyền lập hội).
– Theo quan điểm của chúng tôi thì trường hợp nêu trên không được coi là đã bị xử lý kỷ luật, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm về hành vi này. Chỉ coi là cấu thành tội phạm khi đã bị xử lý kỷ luật, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà nay còn tiếp tục vi phạm về chính hành vi ấy.
– Mặc dù đặc điểm của ba hành vi xâm phạm vào ba quyền của công dân có cùng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội và có điểm tương đồng nhau, nhưng không vì thế mà một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỉ luật về hành vi này lại vi phạm về một hành vi khác lại vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã có hành vi xâm phạm đến ít nhất một trong ba quyền chính trị hợp pháp của công dân mà hành vi xâm phạm cùng loại ấy và phải thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trước đó chưa hết thời hiệu để được coi là chưa vi phạm và không phụ thuộc vào hậu quả công dân có bị cản trở hay không đối với quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến các quyền tự do dân chủ gồm:
– Quyền tự do hội họp;
– Quyền tự do lập Hội;
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Lưu ý:
Việc hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuy là quyền được Hiến pháp quy định nhưng công dân thực hiện các quyền này phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân thì mới được coi là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: Khung hình phạt
Điều luật quy định hình phạt của tội phạm này chỉ có một khung duy nhất với mức phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
Hình phạt bổ sung (khoản 2)
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến vấn đề Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân theo quy định 2024 mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đánh người gây thương tích để tự vệ có bị phạt tù không?
Khi anh Thắng đánh đấm bố tôi túi bụi thì bố tôi lấy cây gậy sắt gần đó để tự về bằng cách đánh vào đầu anh Thắng. Liệu bố tôi có bị phạt tù...
Tịch thu tài sản là gì theo quy định Bộ luật hình sự?
Theo Bộ luật hình sự năm 2015, Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà...
Quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào trại giam
Thông tư số 10/2020/TT-BCA ngày 6 tháng 2 năm 2020 của Bộ Công an Quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ...
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định Bộ luật hình sự
Phương pháp vận chuyển chất ma túy rất đa dạng như qua đường bưu điện, đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy và bằng các phương tiện khác nhau như xe ô tô, máy bay, tàu thủy…hoặc không có phương tiện như đi bộ mang, vác chất ma...
Người phạm tội được bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp nào?
Khoản 2 của điều 49 bộ luật quy định biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đã phạm tội, nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vị của...
Xem thêm