Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2506 Lượt xem

Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với tất cả các thành viên có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình muốn biết thông tin thẻ bảo hiểm y tế của mình sẽ cần phải thực hiện thao tác tra cứu thẻ bảo hiểm y tế. Và để thuận lợi cho người tham gia có thể tra cứu ngay tại nhà thì Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép người dùng tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Qua bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào? Tổng đài 1900 6557 sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới độc giả về vấn đề này.

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với tất cả các thành viên có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Hộ gia đình là một tập hợp (nhóm người) cùng chung sống trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên, hiểu đơn giản là toàn bộ thành viên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. – Theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:

Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.”.

2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Cách đóng này là một trong những phương pháp nhà nước thực hiện tiến tới phổ cập bảo hiểm y tế toàn dân. Giúp đỡ người dân trong mức đóng để người dân có thể dễ dàng tiếp cận đến bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/7/2023 như sau:

Thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2023

(Đơn vị: VNĐ/tháng)

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2023

(Đơn vị: VNĐ/năm)

Người thứ nhất

4,5%

81.000

972.000

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

56.700

680.400

Người thứ ba

60%mức đóng của người thứ nhất

48.600

583.200

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

40.500

486.000

Người thứ năm

trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

32.400

388.800

Phần tiếp theo của bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào? sẽ hướng dẫn quý vị cách tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế mình đang sử dụng.

Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Các bước tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình online như sau:

Bước 1: Truy cập vào đường link của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx

Đây là trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội, tại đây người dùng có thể thực hiện tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của mình.

Lưu ý: Tổng đài 1900 6557 cung cấp địa chỉ chính xác để Quý vị có thể tra cứu luôn. Nhưng trong một số trường hợp khi Quý vị vào trang điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam ở chế độ trang chủ sẽ không hiển thị luôn. Mà quý vị phải chọn vào mục tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, tránh để nhầm lần với các phần tra cứu thẻ bảo hiểm xã hội khác.

Bước 2: Điền thông tin cần tra cứu theo form

Mã thẻ: Đây là phần bắt buộc để có thể tra cứu được giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Người dùng sẽ phải điền đầy đủ tất cả các ký tự được ghi trong thẻ để tra cứu bao gồm cả phần chữ cái và phần số. Phần chữ cái là ký hiệu của thẻ để chia ra các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Người dùng phải điền đúng những ký hiệu này tránh trường hợp sai sót phải kê thông tin nhiều lần.

Họ tên: Họ tên của người dùng sẽ được điền đầy đủ cả họ và tên giống như thông tin đã được kê khai trên thẻ. Họ tên của người dùng viết có dấu để hệ thống máy tính tra kết quả chính xác nhất.Đây cũng là một trong những phần bắt buộc phải điền thông tin

Ngày/năm sinh: Phần tiếp theo phải bắt buộc điền chính là ngày/ năm sinh. Quí vị có hai cách điền là điền ngày. tháng, năm sinh hoặc ngày, năm sinh đều được chấp nhận. Ví vụ như sau: 24/08/1999 hoặc 24/1999. Đây cũng là một trong những phần bắt buộc phải điền thông tin.

Phần cuối cùng để hoàn tất phần điền thông tin của người dùng là ấn vào mục : “ Tôi không phải là người máy” . Sau khi ấn thành công hệ thống sẽ hiện tích xanh trên ô vuông nói trên.

Bước 3: Click vào Tra cứu

Bước cuối cùng để Quý vị có thể tra cứu được kết quả giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của riêng mình là ấn vào nút Tra cứu. Nút này được hiển thị màu đỏ và ở dưới phần thông tin người dùng cần điền để tra cứu giá trị sử dụng thẻ.

Sau khi ấn nút tra cứu sẽ sảy ra hai trường hợp:

Một là: Thông tin chính xác, hệ thống  máy tính sẽ hiện ra quá trình tham gia bảo hiểm y tế của người dùng và giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

Hai là: Thông tin điền không chính xác hoặc không hợp lệ, người dùng phải điền lại thông tin và làm lại các bước từ đầu để có thể tra cứu được thông tin của mình.

Từ những phân tích trên của Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng quý độc giả sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào? Nếu còn thắc mắc hoặc muốn được chuyên viên tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi