Tội phạm kinh tế là gì?
Phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế thường xuất phát từ những nền kinh tế tương đối phát triển, thông qua sự thâm nhập, mô phỏng, mà lây lan, phát tán đến các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn của nước ta, sau đó dẫn đến các phản ứng dây chuyền, lan tỏa đến các thành phố kém phát triển hơn và vùng nông thôn.
Từ năm 1986 đất nước đổi mới và phát triển, quá trình hội nhập giúp nền kinh tế phát triển không ngừng. Sự phát triển không ngừng của kinh tế cũng kéo theo rất nhiều vấn đề, trong đó có tội phạm kinh tế. Vậy Tội phạm kinh tế là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Tội phạm kinh tế là gì?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm là gì như sau:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Vậy Tội phạm kinh tế là gì? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể tội phạm về kinh tế là gì. Tuy nhiên có thể hiểu tội phạm kinh tế là loại tội phạm xâm phạm sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thông qua các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế. Tội phạm về kinh tế luôn luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
Đặc trưng của tội phạm kinh tế
Ngày nay có thể thấy số lượng tội phạm kinh tế có xu hướng gia tăng nhanh chóng và nguy hiểm. Các hành vi của tội phạm kinh tế như hành vi trốn thuế, buôn lậu,…ngày càng nhiều hơn với thủ đoạn tinh vi khó kiểm soát. Thông thường, tội phạm kinh tế có những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Đặc trưng “phụ thuộc” và “tránh né” của hành vi phạm tội kinh tế
Có thể thấy mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau thì tội phạm kinh tế cũng có những đặc điểm nền kinh tế lúc bấy giờ. Tội phạm kinh tế phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, công cụ quản lý kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế của quốc gia trong giai đoạn đó. Khi có chính sách kinh tế mới ra đời, đời sống kinh tế – xã hội xuất hiện một quy định mới, sẽ nảy sinh những hành vi phạm tội kinh tế mới tương ứng.
Tội phạm kinh tế còn thường biểu hiện dưới dạng các hoạt động kinh tế. Các đối tượng phạm tội luôn “tránh né” các chính sách, công cụ và cơ chế quản lý kinh tế. Sự “tránh né” này được thực hiện trên cơ sở am hiểu chính sách, nắm vững công cụ, cơ chế quản lý kinh tế và thành thạo trong tổ chức thực hiện hành vi phạm tội tế.
Thứ hai: Tội phạm kinh tế có thủ đoạn rất tinh vi
Có thể thấy tội phạm kinh tế mang đặc trưng của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều hành vi phạm tội đa dạng và tinh vi hơn. Sự tinh vi, xảo quyệt của tội phạm kinh tế phụ thuộc vào yếu tố như kết cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, quan hệ cung cầu… của một quốc gia.
Ngoài ra, phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế thường xuất phát từ những nền kinh tế tương đối phát triển, thông qua sự thâm nhập, mô phỏng, mà lây lan, phát tán đến các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn của nước ta, sau đó dẫn đến các phản ứng dây chuyền, lan tỏa đến các thành phố kém phát triển hơn và vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, có thể thấy ngày càng nhiều tội phạm kinh tế là những người có chức quyền, tội phạm kinh tế lợi dụng những khe hở của cơ chế, chính sách để trục lợi. có quy mô, có sự móc nối của những “thế lực ngầm” và trong một thời gian khá dài nên công an kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra. Các đối tượng tội phạm kinh tế thường tập trung tại các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao như: ngân hàng, xây dựng, bất động sản….
Các loại tội phạm kinh tế
Theo quy định của Luật Hình sự năm 2015 đã chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể từng tội phạm kinh tế khác nhau. Cụ thể như các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại ( Quy định từ điều 188 đến điều 199); Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (Quy định tại điều 200 đến điều 216); Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (điều 217 đến điều 234).
Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung Tội phạm kinh tế là gì? Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
Vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản được hiểu là hành vi của người được giao giữ tài sản đã bị kê biên, bị niêm phong, bị phong tỏa hoặc vật chứng bị niêm phong, đã phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê...
Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (trong tố tụng hình sự) đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử người mà họ biết rõ là họ không phạm...
Trộm cắp vặt có bị đi tù không?
Người có hành vi trộm cắp vặt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (“Bộ luật hình sự”)....
Phân tích Điều 119 bộ Luật tố tụng hình sự
Nội dung Điều 119 bộ Luật tố tụng hình sự gồm những gì? Cùng chúng tôi Phân tích Điều 119 bộ Luật tố tụng hình sự để hiểu rõ hơn quy định trong điều...
Phân tích Điều 191 Bộ luật Hình sự
Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi chịu trách nhiệm Hình sự theo quy định của pháp...
Xem thêm