• Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5483 Lượt xem

Tội phạm ẩn là gì?

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì số lượng các tội phạm ngày càng gia tăng với những hành vi và thủ đoạn khác nhau gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự của xã hội.

Tội phạm ẩn là một cụm từ được nhắc đến khi nói về tội phạm, vậy tội phạm ẩn là gì? Bài viết sau đây sẽ nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm này trên cơ sở quan điểm của một số nhà tội phạm học trong nước và trên thế giới.

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chúng tôi sẽ giải thích về khái niệm tội phạm ẩn là gì?

Tội phạm ẩn là số lượng các hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng không được phát hiện và không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc là không có trong thống kê hình sự.

Nguyên nhân của tình hình tội phạm:

– Nguyên nhân khách quan: nguyên nhân này nằm hoàn toàn ngoài ý muốn của cơ quan có thẩm quyền trong việc khởi tố vụ án hình sự cũng như bản thân của người bị hại. Họ không có bất kỳ thông tin nào về hành vi phạm tội đã được thực hiện cho dù hành vi này đã xảy ra trên thực tế.

Chính vì vậy gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xác định được người đã thực hiện hành vi phạm tội cho dù đã có thiệt hại xảy ra.

– Nguyên nhân chủ quan:

Theo quy định của pháp luật hình sự thì việc phát hiện tội phạm được thực hiện thông qua những hình thức như: qua việc báo tin về tôi phạm như tố giác của công dân, thông qua tin báo của cơ quan nhà nước; cơ quan chức năng trực tiếp phát hiện tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội ra tự thú;….

Nhưng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà những nguồn thông tin về tội phạm như đã nêu không thực hiện được. Bởi lẽ nguyên nhân

+ Từ phía nạn nhân của tội phạm: Cụ thể là sau khi tội phạm xảy ra do lo sợ bị trả thù nên những người bị hại thường không dám tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc là đã có sự thỏa thuận giữa tội phạm với người bị hại nên họ không thực hiện việc tố giác,…)

+ Từ người phạm tội: Đa số những người phạm tội thường đe dọa người bị hại, đe dọa người làm chứng khiến cho họ không dám thực hiện việc tố giác tội phạm;…

+ Từ người làm chứng: Nhiều người làm chứng họ biết về sự việc phạm tội cũng như người đã thực hiện hành vi phạm tội đó nhưng không dám tố giác người thực hiện hành vi đó vì sợ bị trả thù hoặc là do quen biết với người phạm tội nên họ thường không tố giác tội phạm.

+ Từ các cơ quan tiến hành tố tụng: thực tế thấy được rằng có rất nhiều hành vi phạm tội không bị xử lý hình sự do có hành vi nhận lối lộ, hoặc là bao che, nể nang dẫn tới việc không xử lý,…

Chỉ những tội phạm chưa bị đưa ra xét xử mới được coi là tội phạm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Như vậy có thể thấy được rằng có 4 dấu hiệu để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác đó là: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi của tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đây là hình vi trái pháp luật hình sự điều này có nghĩa là phải được quy định trong Bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Từ những phân tích như đã nêu ở trên thì chỉ cần một người thực hiện những hành vi có đầy đủ những dấu hiệu như đã phân tích ở trên thì đều được coi là tội phạm. Việc xác định một người có được coi là tội phạm hay không không phụ thuộc vào việc tội phạm đó đã bị đưa ra xét xử hay chưa.

Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tại sản

Nội dung trên đã giúp độc giả hiểu được tội phạm ẩn là gì? ở phần này chúng tôi sẽ đưa ra nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay xảy ra rất phổ biến nó không chỉ gây thiệt hại to lớn đến tài sản cho nhà nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tình hình trật tự an toàn của xã hội.

– Nguyên nhân của tội phạm ẩn lừa đảo chiếm đoạt tài sản

+ Khác với một số tội phạm thường xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân thì tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ xâm phạm đến quyền tài sản. Trong nhiều trường hợp tội phạm này thường không được tố giác kịp thời do khó để nhận biết hơn, do việc hiểu biết về pháp luật của những người dân còn hạn chế.

+ Một số trường hợp thì người bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng có thể có các lợi ích liên quan đến tội phạm hoặc có trách nhiệm liên quan đến việc thất thoát tài sản nên thường không tố giác hành vi phạm tội,…

– Giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

+ Căng cường việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật đến mọi người dân từ đó nhằm nâng cao ý thức tự bảo quản tài sản cho quần chúng nhân dân, nhận thức được những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Thực hiện tổ chức tốt công tác vận động quần chúng trong việc tố giác tội phạm. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu đối với việc làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi