Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác xử phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tư vấn Luật Hình sự |
  • 25213 Lượt xem

Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác xử phạt như thế nào?

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Đời sống xã hội hiện nay ngày càng phát triển theo đó các vấn đề liên quan đến tài sản như là trộm cắp tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản,…ngày càng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Vậy Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác xử phạt như thế nào?

Tội chiếm giữ trái phép tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy đinh tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, chiếm giữ trái phép tài sản, được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Tư vấn tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật hình sự

Các yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

– Mặt khách quan tội chiếm giữ trái phép tài sản

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi:

Có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.

Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hoá nêu trên mà người phạm tội chiếm hữu, có được là do bị người khác giao nhầm, do chính người phạm tội tìm được, bắt được (như đi đánh cá vớt được cổ vật…)

+ Về giá trị tài sản:

Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ mười triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hoá thì luật không quy định giá trị để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị tinh thần hết sức quý giá không thể định giá cụ thể như những loại tài sản thông thường.

Lưu ý:

Để xác định là cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hoá thì phải có kết luận giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc trước đó đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá.

Tài sản bị giao nhầm được hiểu là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá do người giao nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn này hoàn toàn do phía người giao. Người nhận tài sản không có bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào, để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản của mình. Nếu người nhận tài sản bị giao nhầm có thủ đoạn gian dối để người giao tin tưởng giao nhầm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thời điểm hoàn thành tội phạm tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm (như sở Văn hoá thông tin, Viện Bảo tàng…) yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy
định của pháp luật mà người chiếm hữu tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá vẫn cố tình không trả lại.

Thời điểm này có thể ngay sau khi có yêu cầu trả lại tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá (nếu người yêu cầu ra yêu cầu là trả ngay lập tức) hoặc ngay sau khi kết thúc thời hạn mà người yêu cầu đưa ra.

Như vậy, kể từ khi thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu trở thành bất hợp pháp.

Tuy nhiên nếu do hoàn cảnh khách quan như bão, lụt, bệnh nặng, làm trở ngại việc giao trả các đối tượng nêu trên thì người đang chiếm hữu các đối tượng đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Khách thể tội chiếm giữ trái phép tài sản

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

–  Mặt chủ quan tội chiếm giữ trái phép tài sản

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể tội chiếm giữ trái phép tài sản

Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mức phạt đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cô vật, vật có giá trị lịch sử – văn hoá có giá trị đặc biệt.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép được xác định thế nào?

Trả lời:

Việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đên mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng như sau:

Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu nói chung việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt; do đó, cần chú ý một số điểm sau đây trong việc xác định giá trị tài sản đốỉ với các tội xâm phạm sở hữu:

“1. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.

2. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng ngưòi có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm”.

Ví dụ 1: A thấy một người vừa nhận ở kho bạc 100 triệu đồng bỏ vào một chiếc túi xách để trước giỏ xe máy nên có ý định cướp giật 100 triệu đồng này. A lấy xe máv đi theo người vừa nhận tiền và đã cướp giật được chiếc túi xách này, nhưng trong chiếc túi xách này chỉ còn có 200 nghìn đồng, bởi vì 100 triệu đồng người nhận tiền đã bỏ vào cốp xe máy. Trong trường hợp này phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A theo các điểm d và g khoản 2 Điểu 136 Bộ luật Hình sự.

Ví dụ 2: B thấy  đeo một chiếc nhẫn màu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9.999 có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9.999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

3. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (trị giá bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm phạm tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.

Ví dụ: M thấy một chiếc xe máy dựng trước cửa của một gia đình nên đã vào lấy trộm không quan tâm đó là xe Trung Quốc hay xe Nhật Bản. Trong trường hợp này nếu là xe Trung Quốc thì xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt theo giá trị xe Trung Quốc; nếu là xe Nhật Bản thì xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt theo giá trị xe Nhật Bản.

4. Để xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm trong trường hợp tài sản bị xâm phạm không còn nữa, cơ quan điều tra cần lấy lời khai của những người biết về tài sản này để xác định đó là tài sản gì; nhãn, mác của tài sản đó như thế nào; giá trị tài sản đó theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu; tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm… để trên cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm.

5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thòi hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm.

6. Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Ví dụ: Tối ngày 12/11/2022, Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem giấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.

7. Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sổng chính.

Ví dụ: Nguyễn Văn B không có nghề nghiệp bỏ nhà đi lang thang với mục đích trộm cắp tài sản. Ngày 15/3/2001, B trộm cắp được một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng đem bán lấy tiền tiêu xài. Ngày 16/4/2001, B ra bến xe và móc túi được 150 ngàn đồng. Ngày 17/5/2022, B phá khoá cửa của một gia đình vào trộm cắp được một số tài sản trị giá 200 ngàn đồng và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 650 ngàn đồng; do đó, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.

8.  Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.

Ví dụ: Thấy trong kho X của Nhà máy Z có rất nhiều tài sản, nhưng sợ bảo vệ phát hiện, nên lợi dụng những lúc sơ hở, M vào kho trộm cắp tài sản và giấu vào người. Mỗi lần trộm cắp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng. M thực hiện đến lần thứ 6 thì bị phát hiện và bị bắt giữ.

Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 700 ngàn đồng; do đó, M phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.

Cần chú ý là trong các trường hợp trên đây nếu chỉ căn cứ vào các hành vi xâm phạm cùng loại này thì không áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần (điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự) và cũng không áp dụng tình tiết định khung hình phạt có tính chất chuyên nghiệp quy định tại khoản 2 của điều luật tương ứng quy định về tội phạm tương ứng đó. Trong trường hợp có tình tiết khác định khung hình phạt thì áp dụng khoản tương ứng của điều luật tương ứng có quy định tình tiết định khung hình phạt đó.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác xử phạt như thế nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi