Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tình thế cấp thiết là gì? Thế nào được coi là tình thế cấp thiết?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tư vấn Luật Hình sự |
  • 10640 Lượt xem

Tình thế cấp thiết là gì? Thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

Tình thế cấp thiết là tình thế của một người đứng trưóc sự đe doạ đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời muốn bảo vệ lợi ích này, người ta không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn cũng được pháp luật bảo vệ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn

Không phải trường hợp nào hành vi gây thiệt hại, xâm phạm đến những khách thể được luật hình sự bảo vệ cũng là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là một trong những trường hợp như thế. Tuy nhiên Tình thế cấp thiết là gì? thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Bởi vậy, thông qua bài viết này sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về tình thế cấp thiết theo quy định pháp luật hiện hành, từ đó giải đáp được những thắc mắc như trên.

Tính thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thê cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vượt quá tình thế cấp thiết là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 quy đinh như sau:

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm vượt quá tình thế cấp thiết nhưng có thể hiểu vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là trường hợp chủ thể có cơ sở để được hành động trong tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật nhưng lại vượt quá phạm vi cho phép.

Theo đó trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vượt quá mà mình đã gây ra.

Tư vấn Tình thế cấp thiết và Thế nào được coi là tình thế cấp thiết?

Tình thế cấp thiết là tình thế của một người đứng trước sự đe doạ đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời muốn bảo vệ lợi ích này, người ta không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn cũng được pháp luật bảo vệ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn.

Chính vì tính hợp lý này mà về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động có ích. Còn về mặt hình sự hành động này không bị coi là tội phạm.

Trong xã hội, việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của bản thân mình cũng như của người khác luôn luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa cái cần thiết và cái có thể và cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết đó.

Theo Luật hình sự Việt Nam thì điều kiện hợp pháp của tình thế cấp thiết được chia làm hai loại như sau:

+ Điều kiện về sự nguy hiểm đang đe doạ

Cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chính là sự nguy hiểm đang đe doạ những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm này là thực tế, đang gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho lợi ích chính đáng của bản thân người hành động trong tình thế cấp thiết hoặc cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc lợi ích chính đáng của người khác.

Cần lưu ý rằng, trong phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm chỉ có thể là do con ngươi đưa lại, do con người chủ động gây ra. Còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm có thể là do con người, do súc vật, do các sức mạnh tự nhiên hoặc do những nguyên nhân khác gây ra. Bộ luật Hình sự Việt Nam không quy định cụ thể nguồn phát sinh nguy hiểm. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết là tất cả những gì làm phát sinh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ.

Theo Luật hình sự Việt Nam, sự nguy hiểm đang xảy ra là sự nguy hiểm đang diễn ra một cách thực tế, đã bắt đầu và chưa kết thúc. Và cũng được coi là tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm tuy chưa xảy ra nhưng chỉ sau khoảnh khắc nhất định nó sẽ xảy ra một cách thực tế.

Tóm lại, sự nguy hiểm nói trên phải thật sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại trực tiếp đến những lợi ích cần được bảo vệ. Nếu sự nguy hiểm chưa xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ không đáng kể thì không phải là tình thế cấp thiết.

Nếu sự nguy hiểm đã qua hoặc sự thiệt hại đã xảy ra thì tình thế cấp thiết cũng không còn nữa.

Nếu thực tế không có sự nguy hiểm cấp bách mà tưởng lầm là tình thế cấp thiết thì người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp sai lầm về sự việc.

+ Điều kiện về hành vi khắc phục nguy hiểm

Trong tình thế cấp thiết, hành vi gây ra một thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết và quan trọng hơn phải là biện pháp cuối cùng, duy nhất. Nếu còn có những biện pháp khác, không cần gây thiệt hại thì vẫn chưa phải là tình thế cấp thiết. Biện pháp cuối cùng, duy nhất là biện pháp mà chỉ có nó mới có thể ngăn chặn được sự cố nguy hiểm đang xảy ra.

Mục đích của chế định tình thế cấp thiết là nhằm bảo vệ một lợi ích lớn bằng cách gây ra một thiệt hại nhỏ hơn. Vì vậy, nếu gây ra một thiệt hại lớn để bảo vệ một lợi ích nhỏ thì chế định này không còn có ý nghĩa gì nữa.

Xuất phát từ lý do trên mà Luật hình sự Việt Nam cũng không coi là hợp pháp khi gây thiệt hại một lợi ích để bảo vệ một lợi ích khác tương đương. Trong thực tiễn việc so sánh và xác định mối tương quan biện chứng giữa lợi ích phải gây thiệt hại và lợi ích được bảo vệ hết sức phức tạp.

Nếu một người, vì muôn bảo vệ lợi ích được pháp luật bảo vệ, mà vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng Luật hình sự Việt Nam coi đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn


Quý vị có thể tham khảo mục Hỏi – đáp pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết như sau:

Câu hỏi:

Khi đèn báo hiệu đang bật màu xanh, chị Phương Anh do vội vàng nên vẫn cố qua đường khiến anh Tùng đang lái ô tô phải bẻ lái gấp để tránh đâm phải chị, nhưng xe lại đâm vào nhà anh Đông làm vỡ cửa kính và một số đồ vật trong nhà. Anh Đông giữ cả hai người lại đòi bồi thường. Vậy ai có trách nhiệm bồi thường cho anh Đông?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Trong trường hợp này, vì muốn tránh gây tai nạn cho chị Phương Anh, anh Tùng đã không còn cách nào khác là phải tránh xe vào lề đường, do vậy, đã đâm xe vào nhà anh Đông. Sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn chủ quan của anh Tùng. Nếu không kịp tránh, anh Tùng chắc chắn đâm xe vào chị Phương Anh, hậu quả sẽ không lường trước được cho cả anh và chị Phương Anh. Nếu xảy ra tai nạn, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc vỡ của kính và một số đồ đạc trong nhà anh Đông. Như vậy, anh Tùng đã gây ra thiệt hại cho anh Đông trong tình thế cấp thiết được quy định tại khoản 1 điều 171 Bộ luật dân sự 2015: “ 1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”

Để xác định người có trách nhiệm bồi thường cho anh Đông cần căn cứ vào điều 595 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, chị Phương Anh vi phạm luật giao thông đường bộ khi qua đường khi chưa được phép, là người đã gây ra tình thế cấp thiết nên người bồi thường cho anh Đông là chị Phương Anh. Hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tình thế cấp thiết là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi