Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9967 Lượt xem

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là khoảng thời gian hiệu lực do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên tranh chấp được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

1. Khái niệm thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích họp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?

 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

2. Bình luận và phân tích thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là khoảng thời gian hiệu lực do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên tranh chấp được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên không được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Cũng theo tinh thần đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quyền từ chối, không thụ lý giải quyết tranh chấp lao động đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết, nếu thụ lý giải quyết thì coi như vi phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; các kết quả giải quyết tranh chấp lao động không có giá trị pháp lý thi hành. Tuy nhiên, pháp luật không cản trở việc các bên giải quyết tranh chấp lao động bằng các phương thức khác mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động năm 2012, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc về hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Phù hợp với quy định này, Điều 202 Bộ luật Lao động đã quy định rõ thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải và thời hiệu yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp.

Theo đó, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải là 06 tháng, thời hiệu yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết là 01 năm. Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu (kể cả thời hiệu yêu cầu hội đồng hòa giải lao động tiến hành hòa giải và thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết) là ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Việc xác định chính xác thời điểm bắt đầu tính thời hiệu rất quan trọng, bởi từ đó xác định được chính xác thời điểm hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp, xác định được người yêu cầu còn quyền yêu cầu hay không và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lao động có nhận (thụ lý) đơn yêu cầu để giải quyết hay không. Quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đã cụ thể và hợp lý hơn so với quy định của Bộ luật Lao động năm 1994. “Ngày phát hiện ra hành vi” (tức là ngày bắt đầu thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động) theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động sẽ được xác định tùy vào từng vụ tranh chấp lao động cụ thể.

Ví dụ: trong trường hợp tranh chấp về kỷ luật sa thải, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp thường sẽ được tính kể từ ngày quyết định sa thải có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu người lao động nhận được quyết định sa thải sau ngày quyết định có hiệu lực thi hành thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lại được tính kể từ ngày người lao động nhận được quyết định sa thải đó. Một ví dụ khác: trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc và không quay lại làm việc nữa, nếu người sử dụng lao động muốn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp để tuyên bố người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, buộc người lao động bồi thường và hoàn lại chi phí đào tạo thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp (thời hiệu khởi kiện) trong trường hợp này sẽ được tính từ ngày người lao động bắt đầu bỏ việc.

Điều cần lưu ý khi áp dụng Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 là thời hiệu khởi kiện vụ án lao động được áp dụng theo quy định riêng tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động, mà không áp dụng thời hiệu theo quy định chung của Bộ luật dân sự như thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại,… Trường hợp trước khi yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết, các bên đã yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải thì thời hiệu khởi kiện vẫn được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, chứ không tính từ ngày có biên bản hòa giải không thành của hòa giải viên lao động hay từ ngày hết hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

Tổng đài tư vấn luật lao động 1900 6557 giải đáp các thắc mắc pháp luật về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động là khoảng thời gian một trong các bên trong tranh chấp lao động có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, xét xử. Hết khoảng thời gian này, quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp mất đi hoặc bị hạn chế. Do đó, việc xác định đúng thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động. Tuy nhiên, thực tế, bởi thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, các chủ thể thường, đặc biệt là người lao động thường:

– Không biết đến quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động;

– Biết đến quy định pháp luật về thời hiệu nhưng không xác định đúng “ngày ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm” nên tính thời hiệu sai;

– Không xác định được thời hiệu trong các trường hợp có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng,…

Ngoài ra, các vấn đề pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp như cơ quan có thẩm quyền giải quyết, các giấy tờ cần chuẩn bị, thời hạn giải quyết cũng là những vấn đề nhiều người quan tâm nhưng không hiểu đúng, hiểu đủ.

Vậy khi có những vướng mắc, khó khăn về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động nói riêng và về giải quyết tranh chấp lao động nói chung, người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể có  liên quan cần làm gì? Quý vị hãy nhấc máy và gọi tới số 1900 6557. Khi gọi tới Tổng đài 1900 6557, Quý vị được kết nối tới chuyên viên tư vấn pháp luật lao động. Với đầy đủ uy tín của đơn vị hỗ trợ pháp lý, đội ngũ tư vấn viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm, Chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng những câu trả lời đầy đủ, chính xác theo quy định pháp luật, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp khách hàng hạn chế rủi ro và bảo vệ được quyền, lợi ích của mình ở mức tối đa.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi