Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tạm giam là gì? Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11754 Lượt xem

Tạm giam là gì? Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?

Thời hạn tạm giam nói trong điều luật là thời hạn tạm giam để điều tra, còn thời hạn tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng và thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định tại các điều 240, 278, 347 Bộ luật tố tụng hình sự

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải thực hiện một số hoạt động tố tụng cần thiết như tạm giam để điều tra. Tuy nhiên, việc tạm giam có mặt trái là hạn chế quyền tự do thân thể của con người, do đó đòi hỏi pháp luật quy định chặt chẽ để hài hòa giữa việc đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ các quyền chính đáng của con người. Vậy pháp luật quy định như thế nào Tạm giam là gì? Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Trong phạm vi bài viết về thời hạn tạm giam để điều tra, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý độc giả phần nào giải đáp được những thắc mắc này.

Tạm giam là gì?

Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này thì người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định và bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …

Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu theo quy định?

Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự?

Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

– Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

– Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

– Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu theo quy định?

Cách tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can bị tạm giữ

Khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ như sau:

Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra. Nếu việc tạm giam liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính tiếp từ ngày hết thời hạn tạm giữ. Nếu việc tạm giam không liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bị can để tạm giam cho đến ngày kết thúc được ghi trong lệnh (đã trừ đi số ngày bị tạm giữ).

Thời điểm cuối cùng của thời hạn tạm giam là 24 giờ 00 phút của ngày cuối cùng được ghi trong lệnh. Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết), 01 tháng tạm giam được tính bằng 30 ngày.

Tư vấn thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

–  Thời hạn tạm giam nói trong điều luật là thời hạn tạm giam để điều tra, còn thời hạn tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng và thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định tại các điều 240, 278, 347 Bộ luật tố tụng hình sự.

–  Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội ít nghiêm trọng (tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng là từ 3 năm tù trở xuống) là không quá 2 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu) có quyền gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội ít nghiêm trọng (kể cả gia hạn) tối đa là 3 tháng.

–  Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội nghiêm trọng là không quá 3 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu) có quyền gia hạn tạm giam lần thứ nhất không quá 2 tháng.

Trong trường hợp đã hết thời gian gia hạn lần thứ nhất mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu) có quyền gia hạn tạm giam lần thứ 2 không quá 1 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội nghiêm trọng (kể cả gia hạn) tối đa là 6 tháng.

– Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội rất nghiêm trọng là không quá 4 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (khi vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu) có quyền gia hạn tạm giam lần thứ nhất không quá 3 tháng. Trong trường hợp đã hết thời gian gia hạn lần thứ nhất mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam lần thứ hai không quá 2 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội rất nghiêm trọng (kể cả gia hạn) tối đa là 9 tháng.

– Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là không quá 4 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam lần thứ nhất không quá 4 tháng. Trong trường hợp đã hết thời gian gia hạn lần thứ nhất mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam lần thứ hai không quá 4 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp đã hết thời gian gia hạn lần thứ hai mà không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba không quá 4 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội rất nghiêm trọng (kể cả gia hạn) tối đa là 16 tháng. Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất đặc biệt của loại tội phạm này và xuất phát từ yêu cầu điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ngoài thời hạn 16 tháng) có quyền gia hạn thêm một lần nữa với thời hạn không quá 4 tháng.

–  Trong trường hợp vụ án được thụ lý điều tra ở cấp Trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

–  Trong khi đang tạm giam, nếu Cơ quan điều tra xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với người bị tạm giam như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh hay đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Khi đã hết thời hạn tạm giam mà không có gia hạn tạm giam theo quy định của pháp luật thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Cách thức kết nối Tổng đài tư vấn pháp luật 19006557

Để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn và giải đáp thắc mắc, khách hàng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi điện thoại tới Tổng Đài Tư vấn Pháp Luật 19006557

Quý khách hàng có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để kết nối tới Tổng đài 19006557, khi gọi tới Tổng đài quý  khách lưu ý chỉ cần ấn số 19006557 và không cần ân mã vùng trước khi ấn số Tổng đài

Bước 2: Nghe lời chào và làm theo hướng dẫn

Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nhận được lời chào tự động của hệ thống, quý khách hàng vui lòng nghe thật kỹ lời chào và làm theo hướng dẫn của Tổng đài để có thể kết nối tới Luật sư tư vấn

Bước 3: Kết nối với điện thoại viên của công ty

Điện thoại viên của công ty là chuyên gia, luật gia, chuyên viên pháp lý hoặc Luật sư tư vấn sẽ là người tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, sau khi kết nối với điện thoại viên, khách hàng vui lòng đặt câu hỏi để được chúng tôi tư vấn

Bước 4: Tư vấn viên tư vấn và trả lời thắc mắc của khách hàng

Sau khi nhận được thắc mắc của khách hàng, tư vấn viên sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng giải đáp thắc mắc trong phạm vị nội dung tư vấn. Trường hợp các câu hỏi của khách hàng yêu cầu tính chuyên ngành hoặc quá dài, khách hàng vui lòng gửi email trước nội dung cho chúng tôi qua email: lienhe@luathoangphi.vn (vui lòng gửi nội dung trước ít nhất 30 phút trước khi gọi)

Bước 5: Kết thúc cuộc gọi và lưu lại số Tổng đài

Sau khi đã nhận được tư vấn của chúng tôi, khách hàng kết thúc cuộc gọi và lưu số 19006557 vào danh bạ điện thoại để có thể thuận tiện cho những lần  tư vấn tiếp theo.

Trên đây là 05 bước cơ bản để có thể kết nối được với tổng đài để tư vấn pháp luật

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi