Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3408 Lượt xem

Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Người lao động đã nghỉ thai sản 6 tháng thì chắc chắn sẽ được nghỉ dưỡng sức 7 ngày (sinh mổ) hay sức khỏe chưa hồi phục mới được giải quyết cho nghỉ. Và trường hợp nghỉ thì mới được hưởng 25% lương tối thiểu có đúng không?

 

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi tên là Triệu Văn Bắc, tôi có thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Người lao động đã nghỉ thai sản 6 tháng thì chắc chắn sẽ được nghỉ dưỡng sức 7 ngày (sinh mổ) hay sức khỏe chưa hồi phục mới được giải quyết cho nghỉ. Và trường hợp nghỉ thì mới được hưởng 25% lương tối thiểu cho người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe có đúng không? Sau khi đi làm lại thì người đó có tiếp tục được nghỉ mỗi ngày 1h cho con bú không?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn về vấn đề Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Thời điểm người lao động được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Căn cứ theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Vì thế, khi người lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng sau đó quay trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe của họ chưa phục hồi thì được giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Nếu người lao động nữ sinh phẫu thuật thì sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày. Nhưng trong trường hợp sức khỏe bình thường thì không được giải quyết chế độ này.

Bên cạnh đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Nếu người lao động nghỉ dưỡng sức thì mới được hưởng mức này, nếu không nghỉ sẽ không được hưởng.

Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 5 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Như vậy, người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút vẫn được hưởng lương.

Tóm lại:

+ Sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe người lao động chưa phục hồi thì được giải quyết nghỉ dưỡng sức.

+ Nếu người lao động nghỉ dưỡng sức thì mỗi ngày được hưởng 30% mức lương cơ sở.

+ Nếu người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã chương 755 là gì?

Mã chương là mã ký hiệu của Doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Mã chương 755 là...

Tra cứu mã chương doanh nghiệp ở đâu?

Mã chương là mã ký hiệu của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Có thể tra cứu mã chương doanh nghiệp tại Phụ lục I thông tư...

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Mã chương thuế môn bài hộ kinh doanh 2023

Danh mục mã chương nộp thuế môn bài được ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài...

Mã chương nộp thuế TNCN

Chương được mã số hóa theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ 001 đến 399; đối với cơ quan ở cấp tỉnh, mã số từ 400 đến 599; đối với cơ quan ở cấp huyện, mã số từ 600 đến 799; đối với cơ quan cấp xã, mã số từ 800 đến...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi