Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3833 Lượt xem

Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021. Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

Bên cạnh quyền lợi trong kinh doanh thì người kinh doanh cũng có nghĩa vụ nhất định. Vậy Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây là câu hỏi được bạn đọc quan tâm.

Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Công khai thu nhập trên báo chí.

B. Nộp thuế đầy đủ.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

Đáp án:

Đáp án đúng cho câu hỏi Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây là đáp án:

A. Công khai thu nhập trên báo chí.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Theo quy định tại điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:

Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1.Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2.Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3.Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4.Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Từ quy định pháp luật hiện hành có thể thấy thường nghĩa vụ của  nhà sản xuất kinh doanh bao gồm:

+ Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy đăng kí kinh doanh và ngành nghề pháp luật không cấm;

+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật

+ Bào vệ môi trường

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

+ Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn, xã hội..

Có thể thấy công khai thu nhập trên báo chí không phải là nghĩa vụ của người kinh doanh theo pháp luật. Người kinh doanh khi kinh doanh thu nhập đạt bao nhiêu là việc lợi nhuận thu về của họ nên không có nghĩa vụ công khai trên báo chí để mọi người biết. Do đó đúng cho câu hỏi theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây là đáp án: A. Công khai thu nhập trên báo chí.

Các đáp án còn lại như nộp thuế đầy đủ; Bảo vệ môi trường hay tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh đều là nghĩa vụ mà người kinh doanh cần tuân thủ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi