Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2033 Lượt xem

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.

Khái niệm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Hình sự quy định về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân như sau:

“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Dấu hiệu cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

Dấu hiệu cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thể hiện thông qua các mặt khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan sau đây:

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tinh thần của của cán bộ, công chức hoặc người khác.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là một trong các hành vi cụ thể sau đây:

– Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác.

– Phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.

– Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố.

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có thể gây ra hai hậu quả sau đây:

– Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, tự do thân thể, tinh thần bị xâm hại; tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm hại.

– Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay người khác, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền nhân dân (hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm).

Đối tượng tác động của tội phạm này là tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bất cứ người nào; tài sản của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, không phải là dấu hiệu định tội mà chỉ có thể là dấu hiệu trong xem xét quyết định hình phạt.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thấy trước được hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm đến tự do thân thể, uy hiếp tinh thần của người khác và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội khủng bố quy định tại Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015.

Như vậy, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân hoặc nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do người đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện.

Trên đây là nội dung bài viết Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi