Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3990 Lượt xem

Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy mới nhất

Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muôn của họ.

Khái niệm tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 257 – Bộ luật hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Bình luận về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Mặt khách quan: Mặt khách quan của các tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Đối với tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, có các dấu hiệu sau đây:

+ Có hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để tấn công người khác), đe dọa sử dụng vũ lực (tức đe dọa sử dụng sức mạnh vật chất) gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe đối với người khác để uy hiếp tinh thần họ nhằm buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác như đe dọa đốt nhà, làm mất danh dự, nhân phẩm của người bị hại…làm cho họ lo sợ thực sự và chấp nhận sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

Khách thể:

Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực hình sự

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt chung của hai tội phạm được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt từ từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của từng tội nêu ở mặt khách quan (tức có một trong các hành vi cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy).

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).

+ Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy)

+ Vì động cơ đê hèn. Được hiểu là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi thấp hèn khác (ví dụ: Như cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy để người này sa ngã hoặc nhằm mục đích phá hoại hạnh phúc của họ hoặc biến họ thành người sử dụng thường xuyên phải mua chất ma túy của người phạm tội…).

+ Phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ mười ba tuổi trở lên (tức từ mười ba tuổi đến dưới mười tám tuổi).

+ Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai. Được hiểu là trường hợp người bị hại có thai và được thể hiện rõ ràng ra hình thức bên ngoài (đối với phụ nữ có tuổi thai mà mắt thường ai cũng biết). Trường hợp tuổi thai ở những tháng đầu chưa thể biết thì phải có căn cứ rõ ràng chứng minh được người có hành vi lôi kéo cưỡng bức biết là người bị hại có thai.

+ Phạm tội đối với người đang cai nghiện (xem giải thích tương tự tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy)

+ Phạm tội đối với nhiều người (xem giải thích tương tự tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy)

+ Gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…

Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người (chết một người).

+ Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người. Được hiểu là gây bệnh nguy hiểm (như bệnh AIDS) cho từ hai người trở lên.

+ Phạm tội đối với trẻ em dưới mười ba tuổi.

Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội gây chết nhiều người (chết từ hai người trở lên) hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, lo sợ v.v…).

Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội các tội nêu trên còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ luật sư hình sự

Luật sư hình sự là những người hành nghề luật sư chuyên về lĩnh vực pháp luật hình sự. Dịch vụ luật sư hình sự ở đâu uy...

Người sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương...

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người...

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì việc trả tiền cho bên bán là nghĩa vụ bắt buộc của người mua, nếu người mua có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả thì có thể bị xử phạt phạt theo quy định của pháp...

Chơi tài xỉu online có bị đi tù không?

Trường hợp chơi tài xỉu mà được, mất bằng tiền thật hoặc hiện vật có giá trị dù chơi trực tiếp hay online thì đều có thể bị coi là hành vi đánh bạc trái...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi