Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hiệu lực của di chúc được tính từ thời điểm nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 610 Lượt xem

Hiệu lực của di chúc được tính từ thời điểm nào?

Hiệu lực của di chúc có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho những người khác. Nếu việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là cơ sở để xác định tại thời điểm đó những di sản được xác định trong di chúc có còn hay không thì việc xác định hiệu lực của di chúc sẽ quyết định việc phân chia di sản tuân theo di chúc hay tuân theo quy định của pháp luật.

Một di chúc muốn có hiệu lực trước hết phải được thừa nhận là hợp pháp. Tuy vậy, một di chúc hợp pháp chưa hẳn đã là di chúc có hiệu lực, mặt khác trong từng trường hợp, di chúc hợp pháp sẽ có hiệu lực trong từng thời điểm khác nhau.

Vậy hiệu lực của di chúc được tính từ thời điểm nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Thời điểm có hiệu lực của di chúc

Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp thuật từ thời điểm mở thừa kế”, mặt khác, tại khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 cũng quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di san chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2, Điều 81 của Bộ luật này”.

Theo những quy định trên của BLDS thì thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết. Nói một cách đơn giản hơn thì khi nào người lập di chúc chết thì khi đó di chúc được coi là có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định người lập di chúc chết khi nào là một việc không đơn giản. Ngay cả “mốc thời gian để xác định thời điểm chết của người để lại di sản cũng phải xác định khác nhau theo từng trường hợp cụ thể.

Di chúc sẽ có hiệu lực vào những thời điểm nào?

– Nếu người để lại di chúc chết một cách thực tế thì thời điểm có hiệu lực của di chúc mà họ để lại được xác định theo Giấy chứng tử.

– Nếu người để lại di chúc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì di chúc của họ được xác định có hiệu lực vào ngày mà Toà án xác định họ đã chết.

Cách xác định mức độ có hiệu lực của di chúc như thế nào?

Hiệu lực của di chúc có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho những người khác. Nếu việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là cơ sở để xác định tại thời điểm đó những di sản được xác định trong di chúc có còn hay không thì việc xác định hiệu lực của di chúc sẽ quyết định việc phân chia di sản tuân theo di chúc hay tuân theo quy định của pháp luật.

Vấn đề này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến quyền lợi của những người thừa kế. Vì vậy khi xác định một di chúc có hiệu lực hay không cần hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Có thể nói, một di chúc bất hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật nhưng không thể nói điều ngược lại. Nghĩa là một di chúc hợp pháp cũng có thể không có hiệu lực. Trong thực tế có rất nhiều di chúc tuy hợp pháp nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn không có hiệu lực pháp luật. Từ đó chúng ta thấy rằng thuật ngữ di chúc không có hiệu lực cần được phân thành hai loại sau đây:

– Di chúc không có hiệu lực do bất hợp pháp

Đây là những di chúc không đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với một di chúc hợp pháp. Mỗi một trường hợp vi phạm các điều kiện mà pháp luật quy định mang một tính chất và ở một mức độ khác nhau.

Vì vậy, khi xác định hiệu lực của di chúc cần phải căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm đó để xem xét. Nhìn chung, nếu di chúc vi phạm một trong các điều kiện đã được quy định trong Điều 652 BLDS 2005 sẽ bị coi là không có hiệu lực.

Tuy nhiên, có những trường hợp vi phạm làm cho di chúc bị vô hiệu toàn bộ (chẳng hạn, người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự) nhưng cũng có trường hợp vi phạm các điều kiện mà pháp luật đã quy định chỉ làm cho di chúc không có hiệu lực một phần.

– Di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực do các nguyên nhân khác (di chúc thất hiệu)

Một di chúc dù rằng hợp pháp (vì đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định nhưng vẫn không có hiệu lực pháp luật khi có một trong hai nguyên nhân sau:

Một là: Do nguyên nhân chủ quan (người lập di chúc thay đổi ý chí)

Sự thay đổi ý chí của một người đối với một di chúc đã lập được thực hiện thông qua việc sửa đổi, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc. Trong những trường hợp trên thì phần di chúc bị sửa đổi, bản di chúc bị huỷ bỏ, những di chúc đã thay thế sẽ không có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 667 BLDS 2005)

Hai là: Do nguyên nhân khách quan

Một di chúc hợp pháp, không bị sửa đổi, thay thế hay huỷ bỏ vẫn có thể không có hiệu lực pháp luật vì những nguyên nhân ngoài ý chí của người lập di chúc làm cho di chúc không thể thực hiện được. Đó là những di chúc liên quan đến một trong những sự kiện sau đây:

Thứ nhất: người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

Theo nguyên tắc “Người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế” (xem Điều 635 BLDS 2005), đồng thời vấn đề thừa kế thế vị không được đặt ra trong thừa kế theo di chúc nên nếu người có tên trong di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì coi như không có người thừa kế theo di chúc.

Vì vậy, di chúc mà người chết để lại trong trường hợp này không còn hiệu lực được giải quyết theo pháp luật. Tuy nhiên nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc mà chỉ có một trong số người đó đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ riêng phần di chúc liên quan đến phần tài sản mà đáng nhẽ người đó sẽ được hưởng nếu còn sống mới không có hiệu lực pháp luật.

 Như vậy, trong trường hợp này thì phần tài sản liên quan đến người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng với người lập di chúc sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Những người thừa kế theo di chúc còn sống vẫn hưởng thừa kế theo phần mà người lập di chúc đã định đoạt cho mình.

Thứ hai: Người thừa kế khước từ quyền hưởng di sản

Như phân tích ở phần trước, việc định đoạt trong di chúc của người để lại di sản chỉ là ý chí đơn phương. Ý chí đó chỉ làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc khi người có tên trong di chúc tiếp nhận nó. Vì vậy nếu người có tên trong di chúc từ chối việc hưởng di sản thì vụ việc thừa kế đó sẽ không phân chia theo di chúc được. Tất nhiên, nếu chỉ một trong số những người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản bị từ chối là không có hiệu lực.

Thứ ba: Người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản (theo khoản 1 Điều 643 BLDS 2005)

Thứ tư: Di sản được xác định trong di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế

Kể từ lúc lập di chúc đến lúc người lập di chúc chết bao giờ cũng có một khoảng thời gian nhất định, thậm chí trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian đó có thể rất dài. Do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra trong khoảng thời gian đó đã làm cho tình trạng di sản tại thời điểm mở thừa kế khác với tình trạng tài sản của họ tại thời điểm lập di chúc. Dự liệu về vấn đề này, khoản 3 Điều 667 BLDS 2005 quy định như sau:

“Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn lại một phần, thì phần di chúc về di sản còn lại vẫn có hiệu lực”.

Hiệu lực của di chúc chung do vợ chồng cùng lập ra được xác định thế nào?

Cách xác định thời điểm có hiệu lực và mức độ có hiệu lực của di chúc như đã trình bày ở các phần trên được áp dụng đối với những di chúc do một cá nhân lập ra. Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, khi còn sống vợ, chồng cùng nhau lập di chúc để định đoạt khối tài sản chung của họ.

Nếu một người chết trước thì vấn để hiệu lực di chúc chung này được xác định như thế nào? Về trường hợp này, Điều 671 BLDS 1995 đã quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật, nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó.”

Theo quy định trên của BLDS 1995 thì thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc do vợ, chồng cùng lập được xác định theo một trong hai cách:

– Nếu trong di chúc không có sự thoả thuận của những người cùng lập di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người đã chết mới được coi là có hiệu lực pháp luật và thời điểm bắt đầu có hiệu lực của phần di chúc đó được xác định theo cách xác định thời điểm chết của người để lại di sản.

– Nếu vợ chồng đã thoả thuận và ghi nhận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc thì khi xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc phải tuân theo thoả thuận ấy. Theo Điều 671 BLDS 1995 thì vợ chồng chỉ được thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết. Trong thực tế, nếu vợ chồng thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc lập chung khác với dự liệu này thì có được pháp luật thừa nhận hay không? đó sẽ được xác định theo quy định của pháp luật (xác định theo trường hợp thứ nhất).

– Thời điểm người sau cùng chết;

– Thời điểm vợ chồng cùng chết.

BLDS 2005 không quy định yếu tố thoả thuận của vợ chồng về việc xác định thời điểm có hiệu lực đối với di chúc chung do vợ chồng cùng lập. Tuy nhiên, không vì thế mà hiểu rằng BLDS 2005 không thừa nhận ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Vì vậy, đối di chúc do vợ, chồng cùng lập ra sau ngày BLDS 2005 có hiệu lực pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của di chúc đó được xác định theo ba trường hợp sau đây:

– Nếu trong di chúc chung mà vợ chồng đã có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc thì di chúc có hiệu lực vào thời điểm đã được thoả thuận.

– Nếu vợ và chồng chết theo các thời điểm khác nhau thì di chúc của họ chỉ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết. THI – Nếu vợ, chồng cùng chết vào một thời điểm hoặc được coi | là đã chết vào cùng một thời điểm thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực toàn bộ vào thời điểm mà vợ, chồng được coi là đều đã chết.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, tuy Điều 668 của BLDS 2005 quy định có khác với Điều 671 của BLDS 1995 nhưng Điều 663 | BLDS 2005 đã có quy định rằng: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huy bo di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.” nên cần phải coi phần di chúc liên quan đến tài sản của người đã chết đã có | hiệu lực kể từ thời điểm người đó chết.

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi