Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ
  • Thứ tư, 15/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 282 Lượt xem

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ được nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ.

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ. Do đó, để phần nào tháo gỡ những vướng mắc về mặt thủ tục, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý độc giả theo dõi, tham khảo:

Vị trí địa lý huyện Phúc Thọ

Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km.

Phía Tây Huyện giáp với  thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai, phía Đông giáp huyện Đan Phượng. Ở phía Bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh (TP Hà Nội). Huyện có diện tích tự nhiên 118,63 km2, dân số trên 19 vạn người. Huyện gồm 20 xã và 01 thị trấn.

Trên địa bàn Huyện có Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua có vai trò huyết mạch nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử  – cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.

Có nên thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ?

Hộ kinh doanh là mô hình do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Hiện nay, hộ kinh doanh được quy định chủ yếu tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 về Đăng ký doanh nghiệp.

Huyện Phúc Thọ có nhiều lợi thế để thành lập hộ kinh doanh. Song so với doanh nghiệp, Quý khách hàng vẫn nên cân nhắc những ưu nhược điểm của mô hình hộ kinh doanh để quyết định có thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ hay không.

– Về ưu điểm:

+ Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.

+ Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp.

+ Không phải khai thuế hằng tháng;

+ Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;

+ Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

+ Được áp dụng chế độ thuế khoán.

– Về nhược điểm:

+ Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;

+ Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;

+ Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ

Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;

c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Theo đó khi muốn thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ

Để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ, cần thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục III-1 Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thành lập hộ kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại huyện Phúc Thọ được nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Một số vấn đề về thuế của hộ kinh doanh

Chúng tôi chia sẻ một số nội dung về thuế đối với hộ kinh doanh theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

Thứ nhất: Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

1. Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CPngày 19/10/2020 của Chính phủ.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.

5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.

Thứ hai: Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

1. Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.

Luật Hoàng Phi – địa chỉ uy tín về thành lập hộ kinh doanh – bạn đã biết chưa?

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh là giải pháp nhanh chóng đem lại hiệu quả cao, đảm bảo tính pháp lý của hộ kinh doanh khi hoạt động với các đối tác, khách hàng và trước sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Luật Hoàng Phi là đơn vị hàng đầu hiện nay về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể bởi:

Chúng tôi có:

– Trụ sở chính tại Hà Nội nên dễ dàng trong việc trao đổi thông tin, làm việc với cơ quan nhà nước, đặc biệt là để thành lập hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phúc Thọ;

– Đội ngũ thực hiện dịch vụ là các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, với nhiều năm kinh nghiệp thực hiện thủ tục;

– Quy trình thực hiện dịch vụ đem lại lợi ích ở mức tối đa cho khách hàng bởi hỗ trợ cả trước, trong và ngay sau khi hộ kinh doanh được thành lập;

– Dịch vụ trọn gói với nhiều ưu đãi khi khách hàng sử dụng

– Chi phí dịch vụ luôn ở mức hợp lí, cạnh tranh với các đơn vị cùng cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Vì những lý do trên, Luật Hoàng Phi luôn nhận được sự tin tưởng từ các Khách hàng khi cần hỗ trợ về pháp lý cho hộ kinh doanh, chúng tôi vinh dự trở thành người bạn đồng hành về pháp lý đáng tín cậy cho các Khách hàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng có thể liên hệ tới hotline 0981.378.999. Chúng sẵn sàng hỗ trợ 24/7 cho tất cả các Khách hàng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi