Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
  • Thứ năm, 08/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5180 Lượt xem

Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, trước tiên, là quyền của người lao động. Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động, không phân biệt bởi bất kỳ tiêu chí gì

1. Khái niệm thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

–  Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập,’gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

–  Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

– Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.

Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

 Thành lập, gia nhập công đoàn

2. Bình luận và phân tích quy định về thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Điều 189 quy định quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, trước tiên, là quyền của người lao động. Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động, không phân biệt bởi bất kỳ tiêu chí gì (dân tộc, giới tính, độ tuổi, tôn giáo…), đều được quyền tham gia tổ chức đại diện của mình, để thông qua tổ chức này, người lao động được bảo vệ các quyền, lợi ích phát sinh trong quá trình lao động. Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn không chỉ là quyền của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà còn là quyền của mọi người lao động làm việc ở đơn vị sử dụng lao động như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, thì những người lao động làm việc ở các hộ gia đình, cá nhân không có quyền tham gia tổ chức công đoàn. Bởi, ở quy mô lao động nhỏ lẻ trong các hộ gia đình và cá nhân, số lao động sử dụng ít, không có sự liên kết chặt chẽ giữa những người lao động về quyền và lợi ích, nên không cần có tổ chức đại diện và bảo vệ. Điều này cũng phù hợp với quy định của ILO trong Công ước số 87 năm 1948 về quyền tự do liên kết và việc bảo vệ quyền được tổ chức, Công ước số 135 năm 1971 về những đại diện người lao động.

Để thành lập ra tổ chức công đoàn, hoặc gia nhập vào tổ chức công đoàn, và hoạt động trong một tổ chức công đoàn được thành lập hợp pháp, nếu chỉ riêng người lao động thì chưa chắc đã thực hiện được. Vì lẽ, phần lớn người lao động không hiểu biết hoặc hiểu biết ít về tổ chức công đoàn (vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng như quyền và nghĩa vụ của công đoàn viên khi tham gia tổ chức công đoàn), các thủ tục thành lập công đoàn, thủ tục gia nhập tổ chức công đoàn cơ sở và quá trình tham gia các hoạt động của công đoàn…

Vì thế, khoản 2 của Điều luật đã quy định công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, vận động người lao động gia nhập công đoàn. Ngoài ra, công đoàn cấp trên cơ sở có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở nhằm tránh trường hợp người sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ này, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương trong việc bảo đảm quyền tham gia, gia nhập, thành lập tổ chức công đoàn trong đơn vị sử dụng lao động. Quy định như vậy là hợp lý, phù hợp với vị trí là một tổ chức xã hội của công đoàn, ra đời trên cơ sở tự nguyện của người lao động chứ không thể có bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào có thể thành lập ra tổ chức công đoàn cơ sở. Đây là điểm mới rất tiến bộ so với quy định trước đây.

Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Khi tổ chức công đoàn cơ sở đã được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động. Việc thừa nhận tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập trong đơn vị là cơ sở pháp lý để người sử dụng lao động phối hợp thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 192, đồng thời người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện vật chất cho công đoàn hoạt động (phòng làm việc, bản ghế, điện thoại và các trang thiết bị khác như đối với các bộ phận của đơn vị), cũng như bảo đảm việc làm, quyền và lợi ích cho cán bộ công đoàn theo quy định tại Điều 193 BLLĐ.

Bởi, khi công đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động, không chỉ có lợi cho riêng người lao động, tập thể lao động, mà còn bảo đảm hài hòa lợi ích các bên, giúp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động trong đơn vị sử dụng lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi