Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Mua bảo hiểm y tế một người bao nhiêu tiền?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2634 Lượt xem

Mua bảo hiểm y tế một người bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế là một trong những hình thức bảo hiểm gần như là bắt buộc đối với người dân. Khi tham gia loại hình bảo hiểm này, nó sẽ mang lại một số lợi ích nhất định đối với người có nhu cầu đăng ký mua và sử dụng. Tuy nhiên, ít người có thể hiểu hết được tất cả các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế. Và một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là Mua bảo hiểm y tế một người bao nhiêu tiền? Sau đây, hãy cùng Chúng tôi trả lời cho câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định Chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế chia đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thành 6 nhóm, cụ thể như sau:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Những đối tượng ở nhóm này có thể được khái quát chung là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; hoặc những người không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

Những đối tượng thuộc nhóm này đều là những người đã tham gia bảo hiểm xã hội, và bây giờ đang trong giai đoạn được hưởng hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội.

– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

Những cá nhân thuộc đối tượng này chủ yếu là những người có công với cách mạng, và nhân thân của họ; trẻ em dưới 6 tuổi; hay những người đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đã được sự xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

Đây là nhóm những người thuộc hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo, học sinh, sinh viên, hoặc những người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật.

– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Đây là nhóm nhũng người có tên trong sổ hộ khẩu, những người có tên trong sổ tạm trú, hay chức sắc, chức việc, nhà tu hành, hoặc những người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sánh nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. Trừ những đối tượng được quy định tại 5 nhóm còn lại.

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng

Đây là nhóm của những người thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, hoặc thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Mức đóng bảo hiểm y tế

Thứ nhất: Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

– Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức:

+ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

+ Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.

– Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

– Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tại nhóm 5 như Chúng tôi đã đề cập ở trên như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Thứ hai: Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định như áp dụng với nhóm 5.

Thứ ba: Trường hợp đối tượng là Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Mua bảo hiểm y tế một người bao nhiêu tiền?

Với người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, nếu trong hộ chỉ có một người, hàng tháng đóng 4,5% lương cơ sở, lương cơ sở hiện tại là 1.800.000 đồng. Theo đó, để mua theo năm cần đóng: 4,5% x 1.800.000 x 12 = 972.000 đồng.

Với người lao động, mức tiền đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc hàng tháng được tính bằng Mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc nhân với Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc.

Trong đó, Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là mức lương theo hợp đồng lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với mức lương 5.000.000 đồng. Mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% x 5.000.000= 225.000 đồng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Mua bảo hiểm y tế một người bao nhiêu tiền?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi