Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Thẩm quyền của Công an phường?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4966 Lượt xem

Thẩm quyền của Công an phường?

Công an phường là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường.

Thẩm quyền của Công an phường luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ trên thực tế, Công an xã/phường cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Và nhiều người thắc mắc rằng, liệu trong trường hợp này Công an xã/phường có thẩm quyết xử phạt hay không? Cùng giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Công an phường là gì?

Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Công an xã 2008 và Luật Công an nhân dân 2018, công an xã/phường được định nghĩa là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường.

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Công an phường

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào quy định riêng về lực lượng công an phường, trong đó bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này. Tuy nhiên, công an cấp phường tương tương với công an cấp xã. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã 2009, Công an phường có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Công an xã/phường là lực lượng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường, do đó, lực lượng này phải nắm được tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. Đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

2. Lực lượng Công an xã/phường giữ vai trò nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.

3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Công an xã/phường chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác trong địa bàn nhắm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.

5. Công an xã/phường phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

6. Công an xã/phường tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.

8. Công an xã/phường tiến hành xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.

11. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

12. Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.

13. Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.

14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền của Công an phường

Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng chưa có quy định nào quy định về thẩm quyền của Công an phường. Tuy nhiên, như đã đề cấp ở trên, công an xã tương đương với công an phường. Do đó, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có thể rút ra thẩm quyền của Công an xã trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Cụ thể, Trưởng công an xã/phường có thẩm quyền:

– Trưởng Công an xã/phường có thẩm quyền phạt cảnh cáo đối với các cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

– Trưởng Công an xã/phường có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt với mức phạt là 2.000.000 VNĐ trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 VNĐ trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

-Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 VNĐ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 VNĐ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Bên cạnh đó, Trưởng Công an xã/phường còn có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể:

– Trưởng Công an xã/phường có thẩm quyền buộc cá nhân có hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

– Buộc cá nhân có hành vi phạm phải khắc phụ tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Công an xã/ phường có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã/phường. Tuy nhiên, Công an xã/phường cần thực hiện các hành vi đúng với thẩm quyền của mình.

Trên đây là nội dung bài viết Thẩm quyền của Công an phường mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi