• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 20099 Lượt xem

Tài sản bảo đảm là gì?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, tài sản bao gồm bất động sản và động sản và bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản bảo đảm là một trong những khái niệm tương đối quen thuộc mà khi thực hiện các thủ tục vay ngân hàng thường được nhắc đến. Vậy tài sản bảo đảm là gì? Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này.

Tài sản bảo đảm là gì?

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về Tài sản bảo đảm:

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?

Trong trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó thì các bên có thể thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điều 303 Bộ luật dân sự như sau:

–  Bán đấu giá tài sản;

– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

– Phương thức khác.

Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định như trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tư vấn tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản thành một điều luật độc lập trong đó nhấn mạnh:

Thứ nhất: Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu.

Điều này được giải thích rằng, khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm.

Tuy nhiên, theo tác giả thực chất tài sản đưa vào các giao dịch bảo đảm không phải là chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng cũng chưa hẳn ở mức độ thực hiện quyền định đoạt của chủ thể. Trong khi đó, ngoài chủ sở hữu, pháp luật còn cho phép người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc theo quy định của luật vẫn được quyền định đoạt . Do đó, quy định này nên mở rộng phạm vi những người được thực hiện vai trò của người bảo đảm, có thể là “chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép dùng tài sản của chủ sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc theo quy định của luật” sẽ đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hơn. Ví dụ, doanh nghiệp nhà nước, bên mua trả chậm trả dần…

Thứ hai: Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được

Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên luật dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Mô tả chung tức là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó,— vì thực tế nó chưa hình thành hoặc chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được – tức là có cơ chế xử lý chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

Ví dụ, thế chấp một căn hộ chung cư X thuộc dự án Y đang xây dựng. Trong phần đối tượng của hợp đồng thế chấp buộc các bên phải thực hiện mô tả căn hộ, dự án, tọa lạc tại địa điểm nào… Rõ ràng, căn hộ đó phải xác định cụ thể bởi sơ đồ thiết kế, diện tích, vị trí…

Thứ ba: Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm

Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.

Thứ tư: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai. Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Như vậy, tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai, lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm nhưng phải đảm bảo điều kiện là xác định được, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.


Thanh toán cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm theo thứ tự nào?

Thưa Luật sư, tài sản của tôi được dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ, vậy khi thanh toán tôi thanh toán theo thứ tự như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm:

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thú ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phắt sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phất sinh hiệu lực đối kháng với người thú ba thì thú tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền

Các biện pháp bảo đảm được đăng ký đúng thủ tục theo quy định của pháp luật luôn có hiệu lực ưu tiên đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là trường hợp được đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 297 của BLDS. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng tức là thứ tự đăng ký hoặc việc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp của bên nhận bảo đảm.

Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: đây là trường hợp có biện pháp được đăng ký theo quy định, có biện pháp bảo đảm không tự nguyện đăng ký. Trường hợp này thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp được thanh toán trước; sau đến các nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là các trường hợp không được đăng ký biện pháp bảo đảm, trừ biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản, do đó thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, phấp luật cũng cho phép các bên thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (93 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi