Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Suy thoái môi trường là gì? Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường
  • Thứ sáu, 03/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1661 Lượt xem

Suy thoái môi trường là gì? Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là gì? Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường? Đây là những thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết.

Suy thoái môi trường là gì?

Tương tự như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường là khái niệm dùng để chỉ trạng thái môi trường, trong đó có sự thay đổi về chất lượng và số lượng các thành phần môi trường. Theo khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì: “Suy thoái môi trường sự suy giảm về chất lượng số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

i) có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;

ii) gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất… thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái. 

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật… 

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trưng đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu huỷ so với trữ lượng của nó. 

Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường

Mặc dù trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái có mối liên hệ nhất định và có nhiều biểu hiện giống nhau song giữa chúng vẫn có sự khác nhau nhất định. Có thể phân biệt chúng dựa vào một số dấu hiệu sau đây: 

– Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Còn suy thoái môi trường thường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường, còn suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên. 

– Về cấp độ thể hiện: ô nhiễm môi trường thường thể hiện mức độ “cấp tính” cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong khoảng thời gian ngắn (phụ thuộc vào số lượng và hàm lượng các chất độc hại đưa vào môi trường). Hiện tượng này có thể gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên.

dụ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước do nhiễm các chất phóng xạ, hoá chất độc hại có thể gây nguy hại cùng một lúc, ngay lập tức đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người. Ngược lại, suy thoái môi trường lại thể hiện mức độ “mãn tính” cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường thường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng. Do vậy, hiện tượng này thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên. 

– Về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Biện pháp chủ yếu để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm. Còn biện pháp chủ yếu để phòng ngừa suy thoái môi trường là ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường. 

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường thì biện pháp chính là làm sạch môi trường, như thu gom, xử lý chất thải, làm loãng độ độc hại của chất gây ô nhiễm… Còn biện pháp chính để khắc phục tình trạng suy thoái môi trường là khôi phục (phục hồi) chất lượng và số lượng các thành phần môi trường, như gây nuôi các hệ động, thực vật rừng, nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo đất… 

Đối với một số thành phần môi trường vừa có thể rơi vào tình trạng bị ô nhiễm đồng thời bị suy thoái như môi trường nước, môi trường đất… thì cần thiết phải áp dụng cả hai biện pháp nêu trên. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi