Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Sổ tiết kiệm được phân chia thừa kế như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2387 Lượt xem

Sổ tiết kiệm được phân chia thừa kế như thế nào?

Di sản thừa kế là sổ tiết kiệm của vợ chồng thì sau khi vợ mất, sổ tiết kiệm này được định đoạt như thế nào? Các con có quyền được hưởng không?

Câu hỏi:

Luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp như sau. Chú dì tôi có 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng với tổng số tiền là 1 tỷ. Sổ tiết kiệm này hình thành trong thời kỳ hôn nhân của chú và dì tôi. Dì tôi mất đột ngột không để lại di chúc, nhà dì tôi có 2 người con. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này 2 người con của dì tôi có được hưởng phần từ sổ tiết kiệm đó không? Chồng của dì có quyền định đoạt tất cả số tiền này không?

Sổ tiết kiệm được phân chia thừa kế như thế nào?

 

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi sổ tiết kiệm được chia thừa kế như thế nào, Luật sư chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất: Tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

Như vậy, sổ tiết kiệm của chú với dì hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của chú với dì. Di sản thừa kế được xác định trong trường hợp của bạn sẽ là 1/2 giá trị sổ tiết kiệm, 1/2 giá trị còn lại thuộc sở hữu của chú bạn.

Thứ hai: Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Và tại khoản 2 Điều 676  Bộ luật dân sự 2005 có quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Như vậy, chú bạn và 2 con của dì sẽ được hưởng giá trị bằng nhau trên nửa giá trị sổ tiết kiệm trên (500 triệu/1 tỷ).

Thứ ba, tại khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.”. Sổ tiết kiệm ngân hàng là một trường hợp đặc biệt, nếu chú bạn là người đứng tên trong sổ tiết kiệm thì chú bạn có quyền tự mình xác lập thực hiện giao dịch. Tuy nhiên:

– Nếu di sản thừa kế trên chưa được khai nhận di sản thừa kế, thì theo quy định tại Điều 32 Luật hôn nhân gia đình ở trên, chú bạn có quyền trong việc sử dụng tài sản trên mà không cần hỏi ý kiến của các con.

– Nếu di sản thừa kế trên đã được thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng, thì khi sổ tiết kiệm trên sẽ thuộc sở hữu chung theo phần của chú bạn, 2 người con của chú dì bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật dân sự năm 2005: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”. Trường hợp này chú bạn chỉ có quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình trong khối tài sản trên mà không có quyền tự ý lấy toàn bộ số tiền trên để sử dụng vào mục đích khác nếu không có sự đồng ý của 2 người con của chú dì bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005: “1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, như chúng tôi đã phân tích như trên, đây là tài sản chung của chú và dì, nên sau khi dì mất 2 người con của dì cũng có quyền thừa hưởng. Tuy nhiên, số tiết kiệm là trường hợp đặc biệt, nếu như phần di sản thừa kế dì để lại chưa được kê khai, thì sau khi dì mất, trên sổ tiết kiệm đứng tên chú, chú vẫn có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm ra để sử dụng mà không sự đồng ý của các con chú.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?

Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt. Căn cước công dân gắn chip có tác dụng...

Phí đăng kiểm xe ô tô 2024 mới nhất

Có thể hiểu đăng kiểm chính là việc các cơ quan nhà nước tiến hành việc kiểm tra giám sát từ đó xác nhận việc tuân thủ các quy định để bảo đảm an toàn trong vận hành phương tiện cơ giới, cả đường bộ lẫn đường thủy nhằm đảm bảo an toàn cho người trên các phương tiện...

Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về có được hưởng tiếp lương hưu không?

Bố tôi đang hưởng lương hưu thì bị mất tích và sau đó có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án. Hiện nay bố tôi trở về thì có được hưởng tiếp lương hưu không? Nếu có hồ sơ hưởng tiếp lương hưu như thế...

Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi tham gia giao thông không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương chiếu hậu nhưng không đảm bảo quy định như hỏng, mờ, vỡ…. vi phạm quy chuẩn thì sẽ bị xử phạt mức phạt sẽ từ 100.000 đến 200.000...

Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật luật sư thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật luật...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi